Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên 2017. Ảnh: Trang Anh. |
Nghệ nhân A Bắc (tỉnh Kon Tum) say mê thực hiện tác phẩm “Người phụ nữ lấy nước giọt và già làng”. Ảnh: Trang Anh. |
Nghệ nhân K’Sa với tác phẩm “Tình mẫu tử”. “Tình mẫu tử luôn luôn là thiêng liêng cao quý đối với mỗi người con Việt Nam chúng ta. Chính vì sự yêu thương bao la, vô bờ bến của người mẹ nên tôi muốn tạc bức tượng này tặng cho vô số người mẹ trên nước Việt Nam cũng như các nước khác để tỏ lòng biết ơn công sinh thành và nuôi dưỡng”. Ảnh: Trang Anh. |
Nghệ nhân Trần Văn Mẫn (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) với tác phẩm “Người giữ lửa” với chiều cao 2m8 được làm từ chất liệu gỗ muồng. Nghệ nhân chia sẻ: “Tôi thực hiện tác phẩm này với mong muốn khắc họa hình ảnh người trưởng buôn lên thân gỗ để mọi người biết đến công lao to lớn của người đứng đầu buôn làng. Người giữ lửa sẽ đem lại hơi ấm, sưởi ấm tất cả mọi sinh hoạt cho đồng bào trong buôn làng. Giúp cho nhà nhà, người người luôn ấm no, hạnh phúc”. Ảnh: Trang Anh. |
Đối với người Tây Nguyên nói chung, chết không phải là kết thúc mà đó là sự trở về với núi rừng, nơi con người đã được sinh ra. Để tiễn người chết, người dân có những món quà tặng, đó là những bức tượng sinh động về con người, động vật, đồ dùng sinh hoạt. Ảnh: Trang Anh. |
Những khúc gỗ vô tri vô giác qua bàn tay của các nghệ nhân trở thành những hình ảnh sống động. Ảnh: Trang Anh. |
Tượng nhà mồ chủ yếu được thực hiện những vật dụng thủ công như rìu, đục. Ảnh: Trang Anh. |
Nghệ nhân Đào Hà Thạo (SN 1994, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) là nghệ nhân trẻ tuổi nhất tại hội thi lần này. “Để làm ra một bức tượng nhà mồ là vô cùng khó khăn, đòi hỏi người nghệ nhân phải tỉ mỉ từng chi tiết. Đối với riêng bản thân tôi công đoạn làm phôi, tạo hình tượng là khó khăn nhất. Năm nay đến đây tham dự hội thi, tôi thực hiện tác phẩm “Chiều về buôn” với hy vọng được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của những nghệ nhân đi trước để tay nghề ngày càng cứng cáp và chau chuốt hơn cho các tác phẩm sau này”, anh Thạo tâm sự. Ảnh: Trang Anh. |
Mỗi bức tượng nhà mồ mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng đều hướng về cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Trang Anh. |
Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên diễn ra từ ngày 8/3/2017 đến hết 13/3/2017 tại Khu du lịch sinh thái Ko Tam. Ảnh: Trang Anh. |
Ngày 10/3, tại Khu Du lịch sinh thái KoTam (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã tổ chức Lễ khai mạc Hội thi “Tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên”. Hội thi quy tụ hơn 71 nghệ nhân đến từ các tỉnh trên khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh lân cận. Trong đó có 42 nghệ nhân Đắk Lắk, 5 nghệ nhân Gia Lai, 4 nghệ nhân Kon Tum, 5 nghệ nhân Đắk Nông, 5 nghệ nhân Lâm Đồng, 5 nghệ nhân Quảng Nam và 5 nghệ nhân Khánh Hòa. Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên cũng nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6. Hội thi thì dịp để tuyên truyền quảng bá sâu rộng về những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong lao động, sản xuất, sinh hoạt cộng đồng... Đây còn là cơ hội để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ dân gian… Ông Y Kô Niê, phó phòng quản lí văn hóa TTDL Đắk Lắk cho biết, thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên năm nay được mở rộng và các tác phẩm cũng phong phú và đa dạng hơn những năm trước đây. Đặc biệt lễ khai mạc hội thi trùng với kỷ niệm 42 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột và giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/03/1975-10/03/2017). “Năm nay các thí sinh tham dự có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về dụng cụ và tác phẩm tham gia. Các tác phẩm năm nay mang đậm văn hóa tín ngưỡng, tâm niệm mới lạ nhưng vẫn xoay quanh chủ đề văn hóa dân gian của các dân tộc. Nhiều thí sinh lớn tuổi về hội ngộ tại đây, bên cạnh đó những thí sinh mới ngoài 20 cũng góp mặt với những tác phẩm tiêu biểu”, Y Kô Niê cho hay. |
Đô thị 09:22 | 06/10/2019
Du lịch 06:28 | 05/10/2019
Du lịch 19:10 | 25/09/2019
Kinh doanh 09:23 | 23/09/2019
Đô thị 14:14 | 08/08/2019
Du lịch 07:18 | 27/06/2019
Tiêu dùng 16:26 | 31/05/2019
Giáo dục 10:35 | 21/05/2019