Ảnh chân dung nhà vua 'cháy hàng' tại Thái Lan

Các cửa hàng cung cấp ảnh chân dung của Quốc vương Bhumibol Adulyadej và kỷ vật hoàng gia đang cạnh tranh bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, khi nhiều người mua di ảnh của ngài để thể hiện lòng thành kính.
anh chan dung nha vua chay hang tai thai lan Bị phạt quỳ vì xúc phạm nhà vua Thái Lan
anh chan dung nha vua chay hang tai thai lan Phố đèn đỏ Thái Lan vắng vẻ những ngày quốc tang
anh chan dung nha vua chay hang tai thai lan
Người dân Thái Lan mua các món đồ lưu niệm in chân dung của Quốc vương Bhumibol Adulyadej. Ảnh: Reuters

Trên đường Dinso, cách cung điện hoàng gia không xa, nơi thi thể của Quốc vương được quàn trong một năm trước nghi lễ hoả táng, nhiều cửa hàng đang bán tranh chân dung ngài trong khung vàng và hoạt động buôn bán diễn ra khá suôn sẻ.

"Việc buôn bán tăng khoảng 70-80%", Charlie Wangthamrongwit, 62 tuổi, người chủ một cửa hàng ở nơi được mệnh danh là "con đường tranh chân dung" này, cho biết.

"Chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu của người mua nữa", ông nói thêm, nhấn mạn hrằng bức chân dung nhà vua đang đứng là sản phẩm được mua phổ biến nhất. "Mọi thứ liên quan đến nhà vua đều nhà nhu cầu mua của người dân hiện nay". Bên ngoài cửa hàng, người dân đang xếp hàng dài giữa cái nóng chờ đợi.

Hôm 13/10, Hoàng cung Thái Lan thông báo Quốc vương Bhumibol Adulyadej trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 88 sau một thời gian dài điều trị tại Bệnh viện Siriraj ở Bangkok. Người dân tỏ lòng thành kính với nhà vua đã khuất bằng cách mặc trang phục trắng đen để tang. Trong khi đó, chân dung nhà vua trong các khung ảnh bọc vải đen được nhìn thấy ở nhiều nơi tại thủ đô Bangkok

"Không có yêu cầu bỏ các ảnh chân dung của quốc vương. Chúng tôi đang hướng dẫn mọi người về cách để bố trí lại các bức chân dung một cách phù hợp. Ví dụ, cụm từ 'Quốc vương vạn tuế' giờ đây đã không dùng nữa, vì vậy chúng tôi đang điều chỉnh", người phát ngôn chính phủ Weerachon Sukondhapatipak nói với Reuters.

anh chan dung nha vua chay hang tai thai lan
Một người đàn ông mua di ảnh của Quốc vương Bhumibol. Ảnh: Reuters

Tại vị lâu nhất trong lịch sử hoàng gia Thái Lan, Quốc vương Bhumibol không chỉ là quốc vương được người dân sùng kính tại đất nước, mà còn được coi là biểu tượng đoàn kết tại đất nước có nhiều mâu thuẫn đảng phái chính trị. Tại Thái Lan, chân dung của ngài được treo ở nhiều trường học, ngân hàng, hay trước các toà nhà chính phủ.

Ngoài ảnh chân dung, quần áo đen cũng "cháy hàng" trong đợt này. Nhu cầu áo đen được cho là đã tăng hơn 5 lần so với thông thường, khi người dân muốn mặc trang phục đen trong thời gian để tang quốc vương. Phó thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak cho biết ông đã thảo luận với Hiệp hội các nhà sản xuất may mặc và đề nghị tăng cường sản xuất loại trang phục này.

"Nếu chúng ta không có đủ, chúng ta có thể sản xuất nhiều hơn ngay lập tức", Chatchai Tuangrattanapan, chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Thái Lan, cho biết.

Các dịch vụ nhuộm màu miễn phí cũng xuất hiện ở khu vực quanh cung điện. Trên đường Dinso, giáo viên Vatchara Reantaiseng, 31 tuổi, đang chất đầy những bộ quần áo trắng, đen lên xe.

"Thật khó để tìm loại quần áo này ở thời điểm hiện tại", anh nói. "Nhưng chúng tôi biết rằng ở khu vực này, chúng tôi có thể".

Hôm 17/10, chính phủ Thái Lan thông báo sẽ phát áo đen miễn phí cho 8 triệu người dân có thu nhập thấp ở nước này, trong thời gian để tang quốc vương.

Trong thông báo hôm 13/10, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha kêu gọi người dân không tổ chức lễ hội trong 30 ngày tới và mặc đồ đen trong một năm. Các hoạt động giải trí, chương trình đặc biệt cuối tuần ở Thái Lan đã bị huỷ bỏ hoặc thay đổi lịch trong thời gian này. Các quan chức chính phủ sẽ để tang Quốc vương trong một năm. Chính phủ đã thiếp lập đường dây nóng để hỗ trợ người dân trong thời điểm đau buồn của cả đất nước.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.