Ảnh hưởng bởi Covid-19, Nhật Bản đối mặt với nguy cơ giảm phát

Các nhà kinh tế cho rằng, dịch Covid- 19 là nguyên nhân khiến nguy cơ giảm phát tăng cao ở Nhật Bản khi mọi người ở nhà nhiều hơn và chi tiêu ít hơn.
Ảnh hưởng bởi Covid-19, Nhật Bản đối mặt với nguy cơ giảm phát - Ảnh 1.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống người dân Nhật Bản. (Ảnh: Tokyostory)

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 là cơn ác mộng cho những người như Sumako Furihata, chủ của hai nhà hàng nhỏ nằm ở quận Akasaha, Tokyo. Doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng khiến cô rơi vào tình trạng khó khăn.

Giống như nhà hàng của cô, nhiều nhà hàng phụ thuộc vào lượng khách ăn trưa và tối, tình trạng cũng tồi tệ không kém khi các công ty đóng cửa hoặc nhân viên làm việc tại nhà. Furihata đã phải tạm đóng cửa một trong hai nhà hàng khi doanh số sụt giảm hơn cả trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế Nhật Bản vốn đang trên bờ vực suy thoái, càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các chính sách giãn cách xã hội buộc các ngành như vận tải, bán lẻ và du lịch phải tạm thời giảm qui mô.

Ông Chihuahuahi Ugai, nhà kinh tế trưởng tại JPMorgan Securities Nhật Bản cho biết: "Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ giảm phát cao, có thể sẽ giảm 4,4% trong năm 2020. Một loạt hàng hóa sẽ giảm giá vào mùa thu".

Trong một cuộc khảo sát của Nowcast về xu hướng tiêu dùng thực tế cho thấy, so với cùng năm trước, chỉ số chi tiêu của người tiêu dùng Nhật Bản giảm gần 10% trong lĩnh vực khách sạn, khoảng 28% cho giải trí, 14% cho vé máy bay và hơn 16% cho vé tàu trong thời gian từ ngày 16-31/3.

Nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các khu vực trung tâm của chính phủ Nhật Bản. Những thành phố lớn trong đó có Tokyo đã kêu gọi công dân ở nhà, các cơ sở kinh doanh đóng cửa và nhà hàng đóng cửa sớm.

Theo dữ liệu của công ty Agoop, tỉ lệ người dân đi lại khu vực ga Tokyo, trung tâm giao thông lớn của thành phố đã giảm gần 50% trong ngày 15/4 so với thời điểm ngày 7/4.

Số người sử dụng các nhà ga xe lửa lớn như Tokyo, Shinjuku và Ueno đã giảm hơn 70% trong ngày 13/4 và nhà ga phía tây Osaka đã giảm hơn 60% so với một năm trước, theo dữ liệu do chính phủ Nhật Bản.

Chỉ có một số lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, hoặc thậm chí chứng kiến nhu cầu tăng lên do chính sách xã hội và chính sách làm việc tại nhà. Các cửa hàng cà phê đã có mức doanh thu tăng 4% do xu hướng mua hàng từ xa của nhân viên văn phòng. Cửa hàng rượu tăng 10% khi quán bar đóng cửa. Doanh thu của siêu thị tăng 14% do phục vụ cho hộ gia đình tích trữ thực phẩm ở nhà.

Tuy nhiên, nhìn chung, giá cả hàng hóa đang giảm xuống.

Hiện tại, ở Nhật Bản, số lượng các công ty phá sản ngày càng tăng đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Theo các nhà phân tích, nếu dịch Covid-19 còn kéo dài, con số có thể tăng đột biết. tỉ lệ thất nghiệp cũng tăng theo. Và như vậy, chi tiêu của các hộ gia đình sẽ bị giảm mạnh. Tất cả tạo nên áp lực phải giảm giá hàng hóa.

Ngay cả khi giá cả tăng trở lại thì có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sai lầm. Nếu đại dịch khiến các nhà máy trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới quá lâu không hoạt động trở lại, các công ty sẽ không thể sản xuất đủ hàng hóa

Khi các công ty phải giảm qui mô dây chuyền sản xuất cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, nguồn cung có thể bị thu hẹp và giá của những sản phẩm đó có thể tăng lên.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.