Báo Đức: Phía sau sự thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan

Hãng thông tấn Đức DPA đã có bài phân tích về cách thức Việt Nam chống dịch hiệu quả khi chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 tử vong và số lượng người nhiễm chỉ ở hàng trăm.
Báo Đức: Việt Nam đã thành công khi ngăn chặn dịch lây lan - Ảnh 1.

Người dân đeo mặt nạ thực hành cách xa xã hội khi họ chờ đợi trong hàng đợi gạo miễn phí tại Hà Nội (Ảnh: AFP).

Mặc dù có chung đường biên với Trung Quốc, với sự kết hợp của hành động quyết định sớm, xét nghiệm rộng rãi, cách li mạnh mẽ và đoàn kết xã hội, cho đến nay, Việt Nam đã tránh được sự tàn phá do dịch Covid-19. Các biện pháp đối phó với dịch Covid-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới tỏ ý khen ngợi. 

Tính đến thời điểm hiện tại, thống kê chính thức cho thấy, Việt Nam có hơn 75.000 người thực hiện cách li, với 121.000 xét nghiệm và có 260 ca được xác định nhiễm virus. Số ca nhiễm đều thấp hơn rất nhiều so với Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan – là các quốc gia được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông toàn cầu về những biện pháp đối phó dịch có hiệu quả.

Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam, cho rằng phản ứng sớm là yếu tố cốt yếu trong đối phó dịch bệnh: "Việt Nam đã ứng phó với đại dịch từ sớm và chủ động. Ngay từ đầu tháng 1, quốc gia này đã thực hiện các đánh giá rủi ro đầu tiên ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu báo cáo về các ca nhiễm đầu tiên".

"Quốc gia này đã nhanh chóng thành lập một Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống và kiểm soát Covid-19 dưới sự điều hành của phó thủ tướng và ngay lập tức đã thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn quốc", ông Park nói thêm.

Mặc dù số lượng ca nhiễm được ghi nhận khá thấp, Việt Nam vẫn tiến hành thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc từ ngày 1/4. Đây là một phản ứng nhanh và quyết liệt hơn nhiều so với Anh hoặc Italy.

Phần lớn thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch có thể giải được đó là từ tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần này được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc so sánh với tinh thần như trong thời chiến.

Nguyễn Vân Trang, một nhà kinh tế tại Hà Nội, cho biết cha mẹ bà chưa bao giờ nhìn thấy thấy mức độ tuân thủ, kỉ luật và đoàn kết như vậy kể từ sau chiến tranh.

Các trường học Việt Nam đã đóng cửa kể từ tháng 1 và việc cách li hàng loạt bắt đầu vào ngày 16/3. Kể từ đó, hàng chục ngàn người nhập cư từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng đã bị đưa đi cách li bắt buộc. Đến ngày 25/3, các chuyến bay quốc tế đã ngừng hoàn toàn. Trong tương lai gần, các biện pháp này chưa có dấu hiệu được nới lỏng.

Phần lớn các chuyến bay nội địa, tàu hỏa và xe buýt cũng bị ngưng hoạt động. Bất cứ người dân nào rời khỏi Hà Nội - tâm chấn của dịch Covid-19 tại Việt Nam - đều bị cách li khi đến hầu hết các tỉnh khác.

Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam đã giải thích về thành công của quốc gia trong một tuyên bố trên phương tiện truyền thông xã hội.

"Cho đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận có sự lây lan mạnh trong cộng đồng. Số lượng bệnh nhân còn ít nên chúng ta đảm bảo tất cả các phương tiện, thuốc men và bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, chúng ta có kinh nghiệm trong xây dựng các phác đồ điều trị bệnh dịch". Việt Nam đã từng thành công trong cuộc chiến chống SARS trước đó.

Báo Đức: Việt Nam đã thành công khi ngăn chặn dịch lây lan - Ảnh 2.

Một người phụ nữ lớn tuổi được lấy máu trong một trung tâm xét nghiệm nhanh tạm thời ở Hà Nội vào tháng trước (Ảnh: EAP).

Việt Nam là quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc xác nhận có các ca nhiễm Sars vào năm 2003. Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia đầu tiên được WHO xác nhận đã kiềm chế được dịch.

Công tác truy dấu lịch sử tiếp xúc bệnh nhân theo từng lớp của Việt Nam cũng được chứng minh rất quan trọng trong đối phó dịch. 

Lớp đầu tiên là tiến hành cách li và điều trị tại bệnh viện cho những người được xác nhận dương tính với virus hoặc những người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus, ông Park nói.

Bất cứ ai đã tiếp xúc trực tiếp với một trường hợp được xác nhận đều phải đối mặt với việc cách li bắt buộc. Biện pháp này thậm chí còn mở rộng đến những người tiếp xúc gần với người đã bị cách li tập trung. Những người tiếp xúc gần với người bị cách li được yêu cầu tự cách li tại nhà.

Báo Đức: Việt Nam đã thành công khi ngăn chặn dịch lây lan - Ảnh 3.

Một người phụ nữ đạp xe qua các cửa hàng đóng cửa ở Hà Nội vào tháng trước (Ảnh: AP).

Lớp cuối cùng, khu phố, đường làng hoặc các tòa nhà nơi các trường hợp đã được xác nhận nhiễm Covid-19 cũng bị cách li, ông nói.

Hình phạt dành cho những người không thực hiện nghiêm túc các quy định về cách li cũng được chính quyền địa phương áp dụng. Ở thành phố Hồ Chí Minh, người dân không đeo khẩu trang được phát hiện làm lây nhiễm cho người khác có thể phải đối mặt với án tù 12 năm. 

Hôm 10/3, một người đàn ông Việt Nam đã bị tuyên án tù 9 tháng vì không đeo khẩu trang và chống người thi hành công vụ.

Mặc dù các biện pháp nghiêm ngặt này đã đem đến một kết quả tương đối thành công, vẫn còn phải chờ xem liệu Việt Nam hay các quốc gia khác có cách đối phó tương tự, có thể ngăn chặn sự lây lan của virus trong thời gian dài hay không.

"Chúng tôi không thể đưa ra dự đoán nhưng có thể nói rằng diễn biến của đại dịch sẽ được quyết định bởi các hành động mà các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, hiện đang thực hiện", ông Park nói.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.