Áp thấp mạnh lên thành bão, đổ bộ vào Quảng Nam đến Bình Định

Dự báo trong khoảng 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 24 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Quảng Nam-Bình Định.

Chiều tối nay (12/9), tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chủ trì cuộc họp trực tuyến phòng chống với áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa.

Bộ trưởng nhận định: “Áp thấp nhiệt đới hình thành rất nhanh trên Biển Đông và hướng vào nước ta với cường độ mạnh cấp 7. Sau đó, mạnh lên thành bão mạnh cấp 8. Do đó, 13 địa phương từ Nghệ An đến Bình Thuận phải hết sức cảnh giác, chủ động các phương án ứng phó với các tình huống xấu do bão gây ra”.

ap thap manh len thanh bao do bo vao quang nam den binh dinh
Trưởng Ban, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì cuộc họp trực tuyến phòng chống với áp thấp nhiệt đới tiến vào miền Trung

Theo báo cáo của ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 16 giờ chiều nay (12/9), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển các tỉnh Quảng Nam-Bình Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.

“Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến khoảng 19-20 giờ tối nay hoặc muộn nhất là đêm nay, áp thấp sẽ mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 trên biển Đông”, ông Cường nói.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão kết hợp với đới gió đông bắc, ở các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã có mưa với lượng mưa phổ biến 50-100mm, một số có mưa rất to như: An Chỉ (Quảng Ngãi) 200mm; Sông Vệ (Quảng Ngãi) 190mm; Hoài Ân (Bình Định) 170mm; Bồng Sơn (Bình Định) 230mm;…Tại đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có mưa dông, lốc kèm gió giật mạnh.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào hồi 18h ngày 12/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Nam-Bình Định khoảng 160km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-11.

ap thap manh len thanh bao do bo vao quang nam den binh dinh
Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định (Ảnh TTKTTVTƯ)

Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 24 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Quảng Nam-Bình Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-11.

Do ảnh hưởng bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua (Đà Nẵng-Quảng Ngãi) cấp 8, giật cấp 9- 11; sóng biển cao 3-4 mét, biển động mạnh.

Báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho hay, đến khoảng 14 giờ 30 phút chiều nay, các địa phương Thanh Hóa – Bình Thuận đã kêu gọi vào bờ 33.082/41.237 phương tiện tàu thuyền vào bờ, neo đậu an toàn.

Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 1, số 2 và số 3, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu 13 tỉnh nằm trong phạm vi ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của trung ương.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương thường xuyên cập nhật diễn biến mới của áp thấp nhiệt đới và đăng tải thông tin để các địa phương nắm được.

Các địa phương phải thường xuyên cập nhật thông tin, tăng cường thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng, tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

Chủ động chỉ đạo thu hoạch lúa Hè Thu và bảo vệ hoa màu mới gieo trồng. Đồng thời, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình, nhất là đối với các công trình giao thông, thủy lợi (đê điều, hồ đập) đang thi công.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.