ARM dừng hợp tác: Dấu chấm hết cho smartphone Huawei?

Nếu Android Google là bộ não thì ARM là trái tim của những chiếc điện thoại Huawei

ARM đặt dấu chấm hết cho tham vọng bành trướng thị trường smartphone của Huawei

ARM dừng hợp tác: Dấu chấm hết cho smartphone Huawei? - Ảnh 1.

ARM đặt dấu chấm hết cho Huawei. (Ảnh: AP).

Giống như Intel trên những cỗ máy tính, kiến trúc ARM được ví như trái tim của những chiếc di động. Không có kiến trúc ARM, sẽ không có Apple A, Snapdragon của Qualcomm, Exynos của Samsung, Helios của MediaTek và tất nhiên cũng sẽ không có Kirin của Huawei,… Toàn bộ sự sống còn ngành di động trị giá tỉ đô của thế giới phụ thuộc vào ARM.

Vậy ARM hay nói đúng hơn kiến trúc ARM là gì mà lại mạnh đến vậy?

Ngược lại dòng thời gian, cách đây 40 năm vào năm 1980, nhà sản xuất máy tính Acorn Computer của Anh lần đầu tiên phát triển kiến trúc Acorn RISC Machine (ARM) để sử dụng trong các thiết bị máy tính cá nhân.

Vào cuối những năm 1980, Apple Computer và VLSI Technology bắt đầu làm việc trên Acorntreen phiên bản mới hơn của ARM core. Apple đã sử dụng ARM610 dựa trên ARM6 làm cơ sở cho PDA Apple Newton, chiếc máy tính của họ. Tuy nhiên, Newton của Apple đã bị Windows PC của Microsoft đè bẹp.

Dù thất bại trên Newton nhưng kiến trúc ARM bao gồm các SoC, các mô-đun hệ thống (SoM) kết hợp bộ nhớ, giao diện, radio, các lõi thực hiện tập lệnh, GPU, Cortex,…với ưu điểm như chi phí thấp, tiêu thụ năng lượng ít, tốc độ xử lí nhanh…ARM đã trở thành trái tim của công nghệ sản xuất điện thoại di động trong hơn một thập kỉ qua.

Với hơn 100 tỉ bộ xử lí ARM được sản xuất tính đến năm 2017, ARM là kiến trúc tập lệnh được sử dụng rộng rãi nhất và kiến trúc tập lệnh được sản xuất với số lượng lớn nhất trong lịch sử.

Năm 2005, khoảng 98% tổng số điện thoại di động được bán đã sử dụng ít nhất một bộ xử ARM. Năm 2010, 6,1 tỉ bộ chip xử đã được sản xuất dựa trên kiến trúc ARM. Trong đó, kiến trúc này có trong 95% điện thoại thông minh, 35% TV kĩ thuật số và hộp giải mã, 10% máy tính cá nhân.

Năm 2011, kiến trúc ARM 32 bit là kiến trúc được sử dụng rộng rãi nhất trong các thiết bị di động và là kiến trúc 32 bit phổ biến nhất trong các hệ thống nhúng. Trong năm 2013, 10 tỉ bộ vi xử lí đã được sản xuẩt và 60% thiết bị di động trên thế giới có sử dụng kiến trúc ARM.

Hiện tại, kiến trúc ARM và giấy phép sử dụng kiến trúc ARM là "nguồn sống" của các công ty sản xuất chip tên tuổi như Qualcomm, Apple, ApplicationMicro, Broadcom, Marvell, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics… thậm chí là Huawei.

Các công ty này hoặc là mua trực tiếp kiến trúc ARM do ARM Ltd sản xuất sau đó tùy biến lại theo mục đích riêng của mình hoặc là mua giấy phép sử dụng kiến trúc ARM để phát triển chip.

ARM dừng hợp tác: Dấu chấm hết cho smartphone Huawei? - Ảnh 2.

ARM là trái tim của ngành công nghiêp sản xuất smartphone thế giới. (Ảnh: The Verge).

Có thể nói mọi bước phát triển của thế giới smartphone phụ thuộc vào phần lớn ARM. Năm 2013, với việc nhượng quyền kiến trúc ARM 64-bit cho Apple, đã giúp Táo khuyết tích hợp con chip chạy 64bit đầu tiên trên điện thoại di động lên chiếc iPhone 5s. Và phải mất một năm sau để Qualcomm mua được giấy phép này và tạo ra Snapdragon 810 64bit đầu tiên cho Android.

Như vậy, có thể thấy, ARM đóng một vai trò như trái tim của toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất smartphone. Mặc dù, việc dừng hợp tác của các nhà sản xuất chip lớn như Qualcomm, Intel… sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực cho Huawei nhưng Huawei vẫn còn đường sống là nhà máy sản xuất chip HiSilicon với sản phẩm là con chip Kirin dựa trên SoC ARM. Tuy nhiên, việc ARM quyết định dừng mọi hoạt động kinh doanh với Huawei đã dập tắt những hi vọng le lói của tập đoàn này.

Không thể mua sản phẩm hay giấy phép từ ARM, bắt buộc Huawei sẽ phải xây dựng một kiến trúc hoàn toàn mới. Tuy nhiên, ARM phải mất 30 năm để có thể sản xuất ra một kiến trúc trên di động, lại mất thêm một thập kỉ nữa để hoàn thiện như chúng ta biết ngày nay. Do đó, khả năng Huawei có thể chế tạo ra một kiến trúc thay thế ARM, trong thời gian ngắn là một việc bất khả thi và nếu có thể cũng sẽ tiêu tốn hàng chục tỉ đôla của tập đoàn này.

ARM dừng hợp tác: Dấu chấm hết cho smartphone Huawei? - Ảnh 3.

Chip Kirin của Huawei cũng phải dựa trên ARM. (Ảnh: Huawei).

Theo tin đã đưa, ngày hôm qua 22/5, nhà sản xuất chip ARM, chuyên sản xuất nhân chip dùng cho các thiết bị di động đã bất ngờ tuyên bố chấm dứt hợp tác với Huawei. Tờ BBC đưa tin, các nhân viên của ARM được thông báo tạm dừng tất cả các hợp đồng đang hoạt động, quyền lợi đang hỗ trợ và bất kì cam kết nào đang chờ xử lí với Huawei do lệnh cấm thương mại của Chính phủ Mỹ.

Một phát ngôn viên của ARM nói với phóng viên The Verge rằng "ARM chỉ đang tuân thủ những qui định mới của chính phủ Hoa Kì mà thôi". 

Về phần mình, một chuyên gia của Huawei nói rằng: "Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác của mình, tuy nhiên chúng tôi cũng nhận ra những áp lực mà một trong số họ phải chịu, đến từ những động cơ chính trị. Chúng tôi tin tưởng rằng tình trạng đáng tiếc này sẽ sớm được giải quyết".

Việc ARM bất ngờ quyết định chấm dứt hợp tác đã phủ bóng đen lên tương lai của Huawei, đóng băng hoàn toàn khả năng tiếp tục sản xuất điện thoại của hãng trong thời gian tới. 

Trước khi ARM đâm nhát dao chí mạng, Google cũng đã khiến cho Huawei hết đường sống

ARM dừng hợp tác: Dấu chấm hết cho smartphone Huawei? - Ảnh 4.

Google đã quyết định chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh với Huawei. (Ảnh: TheJournal.ie).

Vào đầu tuần này, Google đã quyết định chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh với Huawei, từ phần cứng, phần mềm đến dịch vụ kĩ thuật. Quyết định trên của Google được cho là xuất phát từ bản danh sách đen của tổng thống Mỹ - Donald Trump liệt kê các doanh nghiệp có hoạt động gián điệp, nguy hiểm trong đó có Huawei, tập đoàn công nghệ đến từ Trung Quốc.

Việc "cấm cửa" này có thể cản trở việc kinh doanh điện thoại Huawei bên ngoài Trung Quốc khi mà hãng này không còn được Google hỗ trợ phát triển các bản cập nhật Android cũng như các ứng dụng khác.

Trong tương lai, điện thoại Huawei sẽ không thể sử dụng được các dịch vụ phổ biến của Google như Google Play Store, YouTube, Gmail, Google Search....

Huawei sẽ chỉ sử dụng được các bản Android công khai, mã nguồn mở nhưng không thể cài các ứng dụng độc quyền Google lên các máy của mình nữa. Các bản Android thông qua giấy phép nguồn mở được gọi là Dự án mã nguồn mở Android (AOSP), miễn phí cho bất kì ai muốn sử dụng nó. Được biết, hiện tại có khoảng 2,5 tỉ thiết bị Android đang hoạt động trên toàn thế giới, theo Google.

Việc không còn được sử dụng Android Google sẽ khiến việc kinh doanh smartphone của Huawei sẽ gặp nhiều khó khăn và Huawei có thể khắc phục bằng các giải pháp thay thế. Tuy nhiên, việc ARM dừng hợp tác đã đóng chặt cánh cửa sống còn việc sản xuất điện thoại của Huawei.

Được biết, Huawei hiện là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Samsung. Với doanh số quí 1/2019 tăng 50% của mình, nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo rằng Huawei sẽ nhanh chóng lật đổ Samsung và trở thành nhà sản xuất smarphone hàng đầu thế giới.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.