Bà mẹ một mình dạy con từ trẻ tự kỷ thành sinh viên trẻ nhất Queensland

Không đồng tình với những lời khuyên của bác sĩ tâm lý, bà mẹ đem 5 con sang Australia và tự dạy con học tại nhà.

Cầm tấm bằng tốt nghiệp của con, đối với nhiều bậc cha mẹ, đó là khoảnh khắc của niềm vui và sự tự hào. Tuy nhiên, với Pamela Liu, một bà mẹ người Singapore, điều này còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Đó là thành quả của tình yêu, nước mắt, nỗi sợ hãi và niềm vui tột bậc mà cô có trên hành trình nuôi dạy con. Câu chuyện về quá trình học tập của con trai Pamela đã truyền cảm hứng cho các bậc phụ huynh có con đặc biệt hơn những đứa trẻ khác.

"Đây chỉ là một mảnh giấy, nhưng là mảnh giấy đầy mồ hôi, nước mắt và những câu chuyện", bà mẹ 5 con, Pamela, nói khi chia sẻ bức ảnh chụp tấm bằng tốt nghiệp của con.

ba me mot minh day con tu tre tu ky thanh sinh vien tre nhat queensland
Tấm bằng mà con traiđược nhận từ Đại học Queensland là thứ quý giá đối với Pamela.

Năm 2011, Pamela nhận được thông báo rằng con trai cô, Sean, bị nhiều khuyết tật học tập. Dù đã có tên trong danh sách học sinh tham gia vào lớp tài năng, cậu vẫn bị từ chối sau một năm học. Pamela được khuyên là sẽ tốt hơn khi chuyển con vào "một trường dành cho những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt". Tuy nhiên, bản thân Sean không muốn điều này.

Thế là, người mẹ đã bỏ qua lời khuyên của nhà trường và "giải pháp" duy nhất lúc đó là: Gửi Sean đến trường thường xuyên nhưng không để con tham gia vào bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào. Cậu bé đã ngồi trong văn phòng hiệu trưởng cả ngày và học tập cùng một giáo viên dạy toán. Đó là tất cả! Không có môn học nào khác và thậm chí không được tham gia giờ giải lao với những đứa trẻ khác.

Đối với Pamela, điều này hoàn toàn không phải là một sự lựa chọn cho cô và con trai!

Pamela không từ bỏ mọi chuyện một cách dễ dàng. Quyết tâm tìm một giải pháp, cô nghĩ: "Tôi sẽ tự dạy cho con", tức là học ở nhà (homeschooling). Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý lại khuyên cô ngược lại và nói rằng làm như vậy sẽ "gây nguy hiểm" cho cô.

ba me mot minh day con tu tre tu ky thanh sinh vien tre nhat queensland
Pamela Liu và gia đình đầy đủ của mình. Bức ảnh được chụp 12 năm trước.

Pamela sau đó quyết định thực hiện "một bước nhảy vọt lớn về đức tin" vì lợi ích của con trai. Cô mang Sean cùng bốn con của mình đến Australia. Nói cách khác, Pamela đã "quyết tâm tìm một giải pháp cho mỗi đứa trẻ".

Bà mẹ Singapore giải thích rằng trong khi hai con lớn của cô đang học đại học, những bé còn lại, kể cả Sean, không có trường học phù hợp. Chúng không phải là cư dân Australia nên chẳng thể học ở các trường công lập; và trường tư cũng không có chỗ.

Pamela thuê một ngôi nhà container và bắt đầu dạy học cho Jo (một trong những cô con gái của Pamela) và Sean 2 tiếng mỗi ngày. Chúng thực sự có nhiều tiến bộ. Chỉ trong vòng 6 tháng, Sean, 10 tuổi, đã học hết chương trình từ lớp 4 đến lớp 12. Cậu bé "tập trung và học hỏi nhanh", theo miêu tả của mẹ. "Con thậm chí đã giành được một số huy chương trong kỳ thi sát hạch SAT", Pamela nói.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Jo đã học hết chương trình từ lớp 8 đến lớp 12. "Jo trở thành người trẻ nhất trường đại học khi mới 13 tuổi, chỉ thua mỗi Sean thôi", bà mẹ 5 con cho biết.

Ở tuổi 11, Sean ghi danh học tại UQ (Đại học Queensland) và đưa tên mình vào cuốn kỷ lục của trường với tư cách là "sinh viên trẻ nhất trong lịch sử". Tuy nhiên, ở độ tuổi nhỏ như vậy, Sean chỉ có thể theo học với một điều kiện là có mẹ đi cùng. Và Pamela vui vẻ đón nhận. Mỗi tuần, Pamela ngồi cùng Sean 30-40 tiếng trên lớp học trong khi vẫn đảm bảo việc chăm sóc các con khác một mình.

Khi chặng đường đại học của Sean đi được một nửa, họ gặp phải một trở ngại. Cậu bé bắt đầu chán nản về mọi thứ. Sean tâm sự với mẹ rằng cậu thực sự ghét chuyện chẳng có một người bạn cùng tuổi nào ở trường. Pamela lúc này đã "lùi lại một bước", cho con dừng chương trình học đại học để ghi danh vào trường trung học. Sau đó thì không còn trở ngại nào ngoại trừ việc Sean cho rằng những đứa trẻ ở trường "thật ồn ào và náo nhiệt".

Sau 18 tháng trải nghiệm ở trường trung học, Pamela lại "quyết định ghi danh kép cho con", tức là Sean vừa học trung học vừa học đại học.

Ở trường, ngoài những giờ học kiến thức, học sinh/sinh viên vẫn có những nội dung khác cần hoàn thành. Pamela đã kể lại rằng khi bầu không khí trở nên quá ồn ào, Sean sẽ trốn trong nhà vệ sinh; có khi cậu ở trong đó cả ngày. Vì thế, cuối cùng nhà trường lại khuyên Pamela đưa con đi điều trị tâm lý.

Khác với lần gặp chuyên gia tâm lý trước đây, Pamela nhận được một câu trả lời khiến cô "hết sức ngạc nhiên". Điều mà cô được nghe suốt nhiều năm qua - rằng con trai cô bị tự kỷ - đã được thay thế bằng: "Sean 'đi trước' so với bạn cùng tuổi".

"Suốt những năm qua, tôi đều được thông báo rằng con mắc chứng tự kỷ, vì con nghèo vốn sống xã hội. Tất cả thời gian đó, tôi được yêu cầu đưa con đi trị liệu để con bắt kịp và học các kỹ năng xã hội. 5 năm để có tất cả những điều này, tôi nhận được câu trả lời đối lập hoàn toàn về con. Vấn đề của con chỉ là con không chấp nhận hành vi trẻ con của các bạn cùng tuổi".

Sean 16 tuổi, Pamela cuối cùng cũng có thời gian cho bản thân khi con đủ tuổi để đi học đại học một mình. Cô đã ngồi trong lớp với con tổng cộng "hai năm cả ngày và hai năm nửa ngày".

ba me mot minh day con tu tre tu ky thanh sinh vien tre nhat queensland
Pamela hiện tại và hai con gái.

Tuy nhiên, những thách thức vẫn tiếp tục đến. Sean bỏ nhiều buổi học và lên thư viện ngủ. Pamela cùng lúc cũng biết được rằng con trai cô bị chứng ngủ rũ (narcolepsy), một chứng rối loạn về giấc ngủ. Nhưng một lần nữa, trường đại học vẫn tiếp tục tạo điều kiện cho Sean bằng việc cho phép cậu làm bài thi vào những khung giờ phù hợp.

Sau rất nhiều cố gắng, Sean đã tốt nghiệp. Hiện tại, cậu đang học kỳ thứ hai của chương trình cao học để lấy bằng thạc sĩ. Còn Pamela cũng đúc kết lại nhiều điều khi nhìn về chặng được đã qua: "Thực sự là một cuộc hành trình! Mảnh giấy này (tấm bằng đại học) có lẽ là mảnh giấy khó kiếm nhất suốt cuộc đời tôi. Nó cũng là thứ quý giá nhất. Sean giờ đã 18 tuổi, con chính thức là công dân Australia và nếu được làm lại, tôi vẫn sẽ làm như thế. Tôi nghĩ, hành trình này với con đã khiến tôi trở thành một người tốt hơn nhiều so với làm cách khác. Tôi biết ơn vì tất cả những gì chúng tôi phải trải qua, và tôi biết ơn con đã bước vào cuộc sống của tôi. Tôi đã học được rất nhiều".

Đối với các bố mẹ đang nỗ lực thúc đẩy con mình học tập, Pamela chia sẻ: "Chúng ta dành thời gian để điều chỉnh và đảm bảo mỗi đứa trẻ cảm thấy thoải mái trên con đường giáo dục. Giáo dục là tìm ra tiềm năng của con cái chúng ta và phát triển nó đầy đủ, phải không? Thời gian và tuổi tác không nên là những yếu tố để xác định những gì chúng ta làm với con".

XEM THÊM

ba me mot minh day con tu tre tu ky thanh sinh vien tre nhat queensland 10 năm đến lớp cùng con, bà mẹ giúp con trai tự kỷ vào đại học

Bà mẹ Trung Quốc đã từ bỏ công việc giáo viên để giúp cậu con trai tự kỷ học hành, hòa nhập với bạn bè.

ba me mot minh day con tu tre tu ky thanh sinh vien tre nhat queensland ‘Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc’

“Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc’, bà Michelle Peters - Thạc sĩ về Giáo dục ...

ba me mot minh day con tu tre tu ky thanh sinh vien tre nhat queensland Giáo viên dạy trẻ tự kỷ: Từ cú sốc đến giọt nước mắt hạnh phúc

Bị trẻ tát ù tai, đang chơi trẻ bỗng nhảy xuống hồ hay lần đầu tiên trẻ biết gọi tên cô sau 10 năm gắn ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.