Trẻ chậm nói, tự chơi một mình có phải là dấu hiệu của chứng tự kỉ?

Nhiều bố mẹ lo lắng không biết trẻ chậm nói, thích chơi một mình có phải là mắc chứng tự kỉ hay không?

Trẻ chậm nói có phải là mắc chứng tự kỉ?

Theo ước tính do Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTB&XH đưa ra vào năm 2017, Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người tự kỉ. Theo định nghĩa của Webmd, tự kỉ là những rối loạn phát triển của não với các đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp. Nếu như những năm trước, hai từ "tự kỉ" rất hiếm người biết tới, thì ngày nay khái niệm này trở nên phổ biến khi số trẻ đến khám và chẩn đoán về tự kỉ đang tăng với cấp số nhân, năm sau cao hơn năm trước.

Trong nhiều dấu hiệu của chứng tự kỉ, chậm nói và tự chơi một mình là hai dấu hiệu khiến bố mẹ lo lắng. Thực tế, chậm nói là dấu hiệu điển hình của chứng tự kỉ, tuy nhiên không phải mọi trẻ chậm nói đều mắc tự kỉ.

tre cham noi tu choi mot minh co phai la dau hieu cua chung tu ki
Trẻ chậm nói có phải mắc tự kỉ. (Ảnh minh họa: Parenting)

Theo Webmd, bố mẹ cần phân biệt hai dạng của chậm nói: chậm nói bình thường và chậm nói do não bộ có khiếm khuyết.

Trẻ chậm nói bình thường là trẻ có khả năng hiểu ngôn ngữ tốt, các kĩ năng vận động, chơi, tư duy, xã hội bình thường, nhưng hạn chế về số từ nói ra so với tuổi của bé.

Nhưng nếu trẻ chậm nói và có thêm một vài triệu chứng khác như khó ngủ, giấc ngủ không sâu, khó hòa nhập, có những hành vi bất thường lặp lại, không giao tiếp bằng mắt thì bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Tương tự như vậy, với việc trẻ chỉ thích chơi một mình, bố mẹ cũng cần phải liên hệ với những biểu hiện khác.

Dấu hiệu mắc chứng tự kỉ

Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ nên quan sát những biểu hiện không bình thường của con. Nếu con có những biểu hiện sau, cần đưa con đi khám ở các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Tương tác xã hội

- Trẻ không chỉ vào đồ vật, hoặc đưa đồ vật lên cho người đối diện xem. Trẻ không chia sẻ hoặc cho người khác biết trẻ muốn thứ gì. Ví dụ như, trẻ không chỉ con chó, con gà, không nhìn lại xem người được chỉ có thấy điều đó không.

- Trẻ không đáp ứng khi được gọi tên.

- Ngay cả khi trẻ a ơ, tạo âm thanh bi bô trước mặt bạn, mà bạn có cảm giác trẻ không phải nói chuyện tương tác với bạn.

- Trẻ không hiểu những hướng dẫn đơn giản và không làm theo, ví dụ như: "Đưa bố đồ chơi, hoặc “chỉ cho mẹ con chó đi nào”

- Trẻ bắt chước những gì người khác hoặc tivi nói. Ví dụ: nếu bạn hỏi “Con có muốn uống nước thêm không” trẻ trả lời như “vọng lại”: “uống nước thêm không”

Giao tiếp không lời

- Trẻ không tự làm nếu không được hướng dẫn. Trẻ không vẫy tay chào nếu không được kêu làm, thậm chí trẻ không bắt chước vẫy tay khi người khác vẫy tay với trẻ.

- Không giao tiếp bằng mắt để làm người khác quan tâm. Ví dụ nếu trẻ muốn ăn bánh, trẻ không nhìn vào mắt ba mẹ rồi sau đó nhìn vào bánh để ra hiệu trẻ muốn điều đó.

- Trẻ không tự cười với người khác, hoặc chỉ cười khi người với trẻ trước, hoặc chỉ cười khi thọc cù lét mà thôi.

tre cham noi tu choi mot minh co phai la dau hieu cua chung tu ki
(Ảnh minh họa: Theasianparent)

Chơi và tạo dựng mối quan hệ

- Trẻ không có vẻ hứng thú với những trẻ khác.

- Trẻ không chơi được những trò chơi ú òa hay chơi vỗ tay với bạn.

- Trẻ không chơi được những trò đóng vai tưởng tượng, ví dụ như, trẻ không giả bộ cho búp bê ăn uống, cho búp bê ngủ, chơi nấu ăn, chơi đóng vai siêu nhân.

Quan tâm hạn chế

- Trẻ rất hứng thú với một số đồ vật, và gần như bị “mắc kẹt” ở một số đồ chơi hoặc đồ vật đặc biệt nào đó, ví dụ như trẻ chỉ chơi được với xe hơi, hoặc trẻ chỉ thích mỗi chuyện bật công tắc đèn lên xuống liên tục.

- Chỉ chơi với đồ chơi/đồ vật bằng một lối chơi duy nhất, thay vì chơi nhiều cách khác nhau. Ví dụ khi chơi xe hơi, trẻ chỉ xoay bánh xe hơi, không cho xe chạy dưới sàn nhà.

- Chỉ thích thú với một hoạt động bất kì nào đó, ví dụ như xếp đồ vật thẳng hàng.

Thói quen

Trẻ cần được hoạt động theo một sắp xếp, thứ tự nhất định, lúc nào cũng phải như thế. Nếu khác đi, trẻ sẽ dễ dàng tức giận. Ví dụ như, trẻ cần được đi ngủ, được ăn, hoặc rời khỏi nhà, mỗi lần, mỗi ngày, đều phải y chang nhau.

Những cử chỉ lặp đi lặp lại

Trẻ lặp đi lặp lại những cử động cơ thể, hoặc có những cử động cơ thể bất thường, ví dụ như: ưỡn lưng, vẫy hai tay, co cứng cẳng tay, hoặc đi nhót ngón chân

Giác quan nhạy cảm

- Trẻ cực kì nhạy cảm với những cảm nhận giác quan, ví dụ như, trẻ dễ dàng tức giận bởi những tiếng động nào đó, hoặc chỉ ăn được những thức ăn có cấu trúc nhất định.

- Trẻ tìm kiếm những kích thích giác quan, như thích những vật rung, rung ngón tay trước mắt để thấy ánh sang chấp chới…..

Một số trẻ có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm, một số trẻ chỉ có một số dấu hiệu cảnh báo ban đầu. Một số dấu hiệu có thể ban đầu nhẹ nhàng, sau đó càng trở nên rõ hơn khi trẻ lớn hơn. Đồng thời, nếu có bạn khi lớn lên đột nhiên mất dần các kĩ năng từng đạt được, nhất là trong tương tác giao tiếp gia đình xã hội, và kỹ năng từ ngữ, bạn cũng nên quan tâm bạn nhé!

XEM THÊM

tre cham noi tu choi mot minh co phai la dau hieu cua chung tu ki Dạy bé chỉ tay - kĩ năng giao tiếp quan trọng cho trẻ tự kỉ

Chỉ tay là kĩ năng giao tiếp không lời cần được dạy cho trẻ tự kỉ. Bố mẹ có con tự kỉ có thể tham ...

tre cham noi tu choi mot minh co phai la dau hieu cua chung tu ki 'Cảm ơn tự kỉ'

Chị Ngọc (thường được biết đến cái tên Ngọc Phạm RDI) – bà mẹ có con tự kỉ mở đầu câu chuyện bằng câu nói ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.