‘Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc’

“Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc’, bà Michelle Peters - Thạc sĩ về Giáo dục đặc biệt tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ cho biết.
 

Trong buổi thuyết trình về giáo dục đặc biệt do Trung tâm Hoa Kỳ tổ chức gần đây, bà Michelle Peters - Thạc sĩ về Giáo dục đặc biệt tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ đã hướng dẫn các các bậc cha mẹ cách tương tác với con em có chứng tự kỷ tại nhà. Bà Michelle Peters cũng khẳng định: “Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc”.

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc
"Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc". (Ảnh: AsianScientist)

Tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ là một hội chứng

Cho tới nay có rất nhiều nghiên cứu cố gắng tìm ra nguyên nhân của tự kỷ như lý do sinh hóa, nguyên nhân do gen, do tác động môi trường hay do các tác nhân bên ngoài. Kết quả của các nghiên cứu trái ngược nhau do vậy chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của tự kỷ.

Tuy vậy, có một điều chắc chắn rằng tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp biểu hiện bằng những triệu chứng như suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Do tự kỷ không phải là bệnh nên không thể chữa trị bằng thuốc. Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển và cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt để bắt đầu quá trình can thiệp. Việc can thiệp sớm giúp trẻ cấu trúc lại bộ não và mở ra nhiều cơ hội cho trẻ phát triển sau này. Dẫu vậy, bố mẹ có con mắc tự kỷ cần kiên trì bởi không cứ can thiệp sớm, là tự kỷ sẽ biến mất hoàn toàn. Các biện pháp can thiệp sớm có ý nghĩa giúp trẻ giảm một số hành vi và giúp quá trình phát triển của trẻ thuận lợi hơn.

Phát hiện sớm chứng tự kỷ: Bố mẹ cần hiểu rõ về các mốc phát triển của trẻ

Để phát hiện sớm chứng tự kỷ, bố mẹ cần hiểu rõ về các mốc phát triển của trẻ. Lưu ý rằng mốc phát triển của trẻ khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau (ví dụ: trẻ em Mỹ có mốc phát triển khác trẻ em Việt Nam).

Trong các mốc phát triển của trẻ, bố mẹ cần quan tâm 3 điểm sau vì nó liên quan đến tự kỷ. Đây cũng là các dấu hiệu sớm của tự kỷ.

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc
Để phát hiện sớm chứng tự kỷ, bố mẹ cần hiểu rõ về các mốc phát triển của trẻ. (Ảnh: AsianScientist)

Giao tiếp xã hội

Trẻ ít hoặc không sử dụng các cử chỉ như chìa tay ra, vẫy tay, vỗ tay, dùng tay chỉ chỏ, gật đầu, lắc đầu…

Trẻ chậm nói hoặc không bi bô nói.

Trẻ phát ra những âm thanh kỳ lạ hoặc nói với âm giọng bất thường.

Trẻ khó khăn khi kết hợp giao tiếp bằng mắt, dùng cử chỉ, phát ra âm thanh cùng một thời điểm.

Trẻ ít khi hoặc không biết bắt chước, mô tả hành động/lời nói của người khác.

Trẻ phát triển bình thường những bỗng dưng ngừng sử dụng những từ ngữ mà trước đó trẻ thường dùng.

Trẻ bị rối loạn xử lý thông tin giác quan. Ví dụ trẻ không trực tiếp sờ tay vào đồ vật mà nhờ người khác. Trẻ thông qua người khác tìm hiểu thông tin về môi trường.

Tương tác xã hội

Trẻ không tương tác xã hội, không chia sẻ niềm vui/ nỗi buồn/ cảm xúc với người khác.

Trẻ không phản ứng khi người khác gọi tên.

Trẻ không cho người khác thấy trẻ thích thú điều gì.

Trẻ có nói chuyện nhưng lại chỉ nói chuyện về chủ đề trẻ thích, không quan tâm đến việc người khác thích hay không?

Đôi khi biểu hiện nét mặt của trẻ luôn như nhau, không biểu hiện được niềm vui/buồn/lo lắng/sợ hãi/ tức giận.

Những hành vi lặp đi lặp lại và sở thích bó hẹp

Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại (ví dụ xếp những đồ vật thành hàng dài).

Trẻ không khám phá toàn bộ một đồ vật nào đấy mà chỉ chăm chú vào một chi tiết rất nhỏ, một chất liệu cụ thể, xem một bộ phim lặp đi lặp lại (hàng trăm lần) mà không chán. Do xử lý thông tin giác quan của trẻ bị rối loạn nên trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại. Có trẻ bất cứ đồ vật nào cũng đưa lên mũi ngửi. Có những trẻ chỉ nhìn nghiêng không nhìn thẳng.

Trẻ phản ứng quá đà với những âm thanh đột ngột, những thay đổi, hoặc không phản ứng trước những âm thanh, thay đổi.

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc
Với trẻ tự kỷ, khả năng trẻ khám phá, cảm nhận môi trường bị rối loạn. (Ảnh: Friends of Asia Charity)

Các hành vi tự kích thích ở trẻ tự kỷ

Các bố mẹ có con tự kỷ thường luôn có câu hỏi: “Tại sao con tôi luôn luôn có hành vi như vậy?” (luôn luôn đập đầu vào tường, vẫy tay liên tục trước mắt, thường xuyên la hét…). Thực ra đó là các hành vi tự kích thích của trẻ tự kỷ.

Người bình thường cảm nhận và hiểu về môi trường thông qua giác quan. Người bình thường cũng có các hành vi tự kích thích. Ví dụ khi cố gắng làm cho mình tỉnh táo hoặc bình tĩnh lại, một số người sẽ đưa tay chạm vào chiếc vòng cổ.

Với trẻ tự kỷ, khả năng trẻ khám phá, cảm nhận môi trường bị rối loạn. Cách cảm nhận của trẻ sẽ là quá nhạy hoặc quá trơ với các kích thích.

Với trẻ quá nhạy với các kích thích, khi ấy trẻ sẽ tập trung vào tất cả mọi thứ. Ví dụ trong phòng, trẻ tập trung vào ánh đèn, cánh quạt, tiếng sột soạt của giấy. Các âm thanh này đối với trẻ đều to như nhau và trẻ không thể lọc được để có thể tập trung vào một thứ cụ thể. Khi này trẻ có thể sẽ vẫy tay trước mắt để trẻ tập trung lại, không nhìn lung tung và chỉ tập trung vào một điểm thôi. Như vậy, trong trường hợp này, hành động vẫy tay trước mắt của trẻ là hành vi tự kích thích.

Với trẻ quá trơ với các kích thích, trẻ không cảm nhận đủ những kích thích từ môi trường để cảm nhận môi trường đang như thế nào. Ví dụ: trẻ không cảm nhận được lạnh, nóng, khoảng cách giữa mọi người với nhau. Khi ấy trẻ tự tạo ra những kích thích để xác định được cơ thể của trẻ ở đây trong không gian.

Những hành vi tự kích thích của trẻ tự kỷ có thể không có nghĩa lý gì với người bình thường. Ví dụ như hành vi tự đập đầu, người khác cho rằng “tự đập đầu sẽ đau đấy”. Nhưng với trẻ tự kỷ hành vi đập đầu lại mang ý nghĩa khác. Bởi thế cần quan sát, tìm hiểu hành vi tự kích thích của trẻ có ý nghĩa là gì, từ đó hỗ trợ cho trẻ tốt hơn.

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc
Trẻ tự kỷ có những hành vi tự kích thích. (Ảnh: TheAsianParent)

Một số hành vi tự kích thích của trẻ tự kỷ

- Vỗ tay

- Đu đưa thân mình từ trước ra sau hoặc hai bên

- Quay vòng tròn

- Dùng ngón chỏ và ngón cái tạo thành hình tròn

- Đập đầu vào tường

- Nhìn trừng trừng vào bóng đèn hoặc các vật phát sáng

- Giơ ngón tay trước mắt

- Bật bật ngón tay tạo ra âm thanh

- Vỗ tai

- Tự chà, cào, cấu và da mình

- Xếp đồ chơi thành hàng dài

- Xoay tròn đồ vật

- Thích nhìn những đồ vật di chuyển/ rơi

- Lặp đi lặp lại những từ hoặc âm thanh

- Thích nhào lộn

Nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc
Hãy cho con được trải nghiệm nhiều hơn, tham gia các hoạt động như nhảy, thể thao, hát, nghe nhạc để tìm ra điểm mạnh của trẻ. (Ảnh: TheAsianParent)

Trong thực tế, có nhiều người mắc chứng tự kỷ nhưng vẫn nổi tiếng và thành danh ở các lĩnh vực như thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart, nhà lãnh đạo cách mạng và là tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson hay nghệ sĩ vĩ đại Michelangelo.

Theo bà Michelle Peters, nếu con bạn bị tự kỷ, điều đó không có nghĩa thế giới đã kết thúc. Những thiên tài mắc chứng tự kỷ đều làm các công việc liên quan đến nghệ thuật, sáng tạo. Trẻ tự kỷ có những khả năng đặc biệt như ghi nhớ hình ảnh tốt, nhận thức về sự đúng sai rất rõ ràng. Vì thế hãy cho con được trải nghiệm nhiều hơn, tham gia các hoạt động như nhảy, thể thao, hát, nghe nhạc để tìm ra điểm mạnh của trẻ. Từ đó có thể giúp trẻ tìm được việc làm trong tương lai.

Thông tin về diễn giả:

Bà Michelle Peters hiện là điều phối viên và quản lý giáo dục của chương trình Tú tài quốc tế tại trường cấp hai Poe, ở Annandale, Virginia. Bà làm việc với các giáo viên để phát triển chiến lược giáo dục, cá nhân hóa theo nhu cầu của từng học sinh, bao gồm học sinh mắc chứng tự kỷ.

Bà đồng sáng lập dự án MicheLo, được tài trợ bởi tổ chức quốc tế Rotary. Chương trình của bà hỗ trợ giáo dục, đào tạo thực nghiệm cho giáo viên về các lĩnh vực giáo dục đặc biệt, âm nhạc, thể dục thích ứng và sức khỏe.

Bà Peters đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý cho những đóng góp của mình như Giáo viên của năm (Teacher of the Year) 2013 – 14, đề cử giải thưởng Người phụ nữ hành động Rotary International 2015 (the Rotary International Woman of Action Award) và đề cử giải thưởng Dịch vụ Nhân đạo Toàn cầu Rotary International 2013 (the Rotary International Global Service to Humanity Award).

Bà Peters nhận bằng Thạc sĩ về Giáo dục đặc biệt tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ, và đã làm việc trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt trong hơn 15 năm.

XEM THÊM

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc Hãy để con được khóc và tự đối mặt với cảm xúc của con

Trẻ con cần có quyền khóc, và tự đối mặt với cảm xúc của chúng. Bạn không cần phải làm gì hay nói gì. Chỉ ...

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc Muốn thay đổi con, phải thay đổi mình

Để trẻ nhỏ hợp tác với cha mẹ thì bố mẹ cần thay đổi bản thân mình trước đã.

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc Thừa nhận cảm xúc của con

Để đứa trẻ có thể kiềm chế được cơn tức giận, điều ba mẹ cần làm là thừa nhận cảm xúc và dạy con những ...

neu con ban bi tu ky dieu do khong co nghia the gioi da ket thuc Phải làm gì với con?

Tôi phải làm gì để sửa những thói đó ở con? Tôi không dạy nó thì mai mốt nó sẽ biến thành cái gì? Rõ ...

Tùng Lâm (ghi)

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.