'Bà Trùm' Hứa Thị Phấn và sự thật đằng sau Trustbank

Các cựu lãnh đạo Trustbank đều là tay chân bà Phấn nên lũng đoạn cũng vì Trustbank và nhóm Phú Mỹ...
ba trum hua thi phan va su that dang sau trustbank

Chân dung bà Trùm Hứa Thị Phấn cùng các đồng phạm đã rút khoảng 12.000 tỷ đồng tại Trustbank trước khi bán cho ông Phạm Công Danh

Những ngày qua hầu như ngày nào cái tên Hứa Thị Phấn cũng được nhắc đến tại phiên toà xét xử ông Phạm Công Danh giai đoạn 2. Đến nay ngoài việc liên quan tới 2 đại án Ocenbank và Phạm Công Danh thì bà Phấn còn bị xác định là nhân vật quan trọng làm Ngân hàng (NH) Đại Tín (Trustbank) thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Vậy bà trùm Hứa Thị Phấn thực sự là ai?

Đang thất nghiệp được Hứa Thị Phấn đưa lên làm chủ tịch Trustbank

Tại Trustbank, bà Phấn chỉ có một chức danh duy nhất, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Trustbank. Nhưng bà trùm lại là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ - người đại diện cho nhóm Phú Mỹ… vay vốn tại Trustbank.

Dù chỉ là cố vấn... nhưng tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất tại Trustbank từ chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc đến các thành viên HĐQT phải răm rắp nghe và làm theo lời của Phấn. Dẫu biết sai, nhưng bất chấp cái sai vẫn làm.

Vì sao vậy? Theo kết luận điều tra, ông Hoàng Văn Toàn nguyên chủ tịch HĐQT Trustbank khai: Năm 2008 trong lúc đang thất nghiệp được bạn bè giới thiệu với bà Hứa Thị Phấn. Sau đó được bà Phấn tiếp nhận và giới thiệu giữ chức Chủ tịch HĐQT Trustbank. Vì chịu ơn bà Phấn, nên sau khi về giữ chức Chủ tịch HĐQT, từ đây ông Toàn đã bỏ qua mọi quy định của pháp luật, cùng bà Phấn bất chấp những thủ đoạn để thao túng lũng đoạn rút ruột NH.

Ông Toàn thừa nhận sai phạm của mình trong việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá 1.260 tỷ đồng, vượt quá trên 20% vốn điều lệ NH mà không xin đại hội cổ đông. Ông Toàn cũng thừa nhận đã làm theo chỉ đạo của bà Phấn, bất chấp những hành vi sai trái. Vì ngoài việc ông là người được bà Phấn đưa về NH, và một phần lúc đó bà Phấn đang giữ 84,92% cổ phần, chi phối và điều hành mọi hoạt động của NH. “Vì nghĩ rằng căn nhà trên là của bà Phấn, bà Phấn cũng là chủ NH, việc mua bán có định giá nên đã bỏ qua mọi quy định của nhà nước”, ông Toàn khai.

Tương tự như ông Toàn, cụu lãnh đạo cao cấp thứ 2 là ông Trần Sơn Nam, nguyên tổng giám đốc Trustbank cũng khai: Có được chức tổng giám đốc là do bà Phấn giới thiệu và đề bạt. Ông “chỉ là tổng giám đốc trên danh nghĩa, mọi hoạt động của NH đều do bà Phấn quyết định”.

Như vậy hai vị lãnh đạo cao cấp nhất tại Trustbank đều là người chịu sự điều hành, làm theo Hứa Thị Phấn. Dưới thời Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam, Trustbank từ một NH có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, qua nhiều thủ đoạn bằng hình thức tăng vốn dưới thời bà Phấn, TrustBank mất luôn vốn và ngày càng âm vốn nặng.

Theo báo cáo của Trustbank đến năm 2011, tổng tài sản TrustBank đã lên tới 27.130 tỷ đồng, tăng 26 lần so với thời gian chuyển đổi mô hình. Huy động vốn đạt 11.173 tỷ đồng, tăng 37 lần và dư nợ cho vay đạt 11.810 tỷ đồng, tăng gần 15 lần so với năm 2007. Tuy nhiên đây chỉ là con số ảo, thực chất kết quả kiểm toán, đến cuối năm 2012, Trustbank lỗ lũy kế đã tăng lên 8.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là âm 5.000 tỷ. Đến thời điểm Phạm Công Danh bị khởi tố, vốn chủ sở hữu tại VNCB đã âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.000 tỷ đồng.

Phú Mỹ và Trustbank hai trong một

Ngoài hai cánh tay đắc lực là ông Hoàng Văn Toàn và Trần Sơn Nam, Phấn còn có các chân rết xuyên suốt từ kế toán, đến phó tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn.... và các các thành viên HĐQT đều là em, con, cháu... do Phấn đưa về NH làm.

Cụ thể, Ngô Kim Huệ, nguyên thành viên HĐQT Trustbank, Phó tổng giám đốc Trustbank khai bố đẻ của Huệ là con bà Hứa Thị Thu Cúc (chị gái bà Phấn). Do bố Huệ mất sớm, nên gia đình Huệ được bà Phấn đưa về nhà cưu mang cho ăn học và đưa vào làm Trustbank.

Em trai bà Phấn là ông Hứa Xường chức danh nguyên Thành viên HĐQT Trustbank. Hiện ông Xường đã bỏ trốn qua Mỹ và Bộ Công An đã phát lệnh truy nã. Con ông Hứa Xường là Hứa Thị BÍch Hạnh cũng là một trong những chân rết quan trọng của Phấn trong nhiều phi vụ rút tiền.

Trong số các chân rết quan trọng tại NH của bà Phấn, cánh tay đắc lực giúp Phấn còn có Ngô Nguyễn Đoan Trang, nguyên Phó tổng giám đốc Phụ trách nguồn vốn tại Trustbank. Đây chính là người "thu xếp" dòng tiền cho bà Phấn. Nơi cư trú mà Trang bị bắt chính là số 3 Công Lý, P Bình Thọ Q. Thủ Đức. Đây là căn nhà bà Phấn đã bị cơ quan điều tra đã khám xét trước khi đọc lệnh khởi tố.

Nhiều bị can, nhiều người có liên quan đến vụ án này đều đã lên tiếng thừa nhận là làm theo chỉ đạo của bà trùm này. Bị Can Lâm Kim Dũng, nguyên giám đốc Công ty địa ốc Lam Giang khai là con rể của bà Hứa Thị Đông Đào (Chị ruột bà Phấn). Dũng được bà Phấn thuê làm Giám đốc trên danh nghĩa, mọi việc mua bán bất động sản như căn số 5 Phạm Ngọc Thạch không được bàn bạc mà chỉ làm theo chỉ đạo của bà Phấn. Ông Dũng có người con tên Lâm Hứa Quỳnh Trinh là thủ quỹ kiêm thủ kho tại Trustbank cũng đã bị bắt tạm giam để điều tra.

Bên cạnh việc dùng người thân làm chân rết cho hoạt động phi pháp của mình, Phấn còn nhờ… đến bảo vệ, lái xe để đứng tên vay vốn tùm lum. Chị Nguyễn Thị Thu Hằng người có liên quan khai: Vì bố là lái xe cho bà Phấn nên Hằng được đưa vào làm nhân viên hành chính tại Trustbank. Sau khi làm một thời gian, Bùi Thị Kim Loan, kế toán công ty Phú Mỹ nhờ Hằng đứng tên vay tiền tại Trustbank. Khi Hằng đến NH thì Loan đã chuẩn bị sẵn hồ sơ và Hằng chỉ việc ký. Cho đến ngày làm việc với cơ quan công an Loan mới biết tiền mình vay là phục vụ cho bà Phấn. Vậy tại sao Loan là cánh tay của Phấn tại công ty Phú Mỹ nhưng lại có khả năng "điều phối" nhân viên NH như vậy?

Điều đó cho thấy cầm đầu nhóm Phú Mỹ chính là Hứa Thị Phấn. Và Trustbank cũng là một tay Hứa Thị Phấn thao túng. Nói cách khác, Trustbank và Phú Mỹ chính là một nhà. Vì lí do này Hứa THị Phấn và đồng phạm là các cựu lãnh đạo Trustbank đã thực hiện trót lọt nhiều hành vi sai trái, biến cái không có thành cái có, biến trắng thành đen. Và biến doanh nghiệp trở thành công cụ, để lợi dụng phù phép lấp đầy cho những khoản vay mượn trước đây của mình rồi kê khống nợ cho doanh nghiệp.

Chỉ khi nhóm Hứa Thị Phấn bán Trustbank cho Phạm Công Danh, Phú Mỹ và Trustbank mới tách làm hai. Nhưng đó cũng là khi Trustbank mất vốn chủ sở hữu, âm vốn nặng và không còn khả năng thanh khoản gây nên nhiều hệ luỵ sau này.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.