Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 28/5: Đại diện VKS thừa nhận có sai sót

Sau 3 tuần xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín, sáng nay (28/5), đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa sẽ thực hiện việc đối đáp lại quan điểm của luật sư các bên.
live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 285 dai dien vks doi dap y kien luat su

Trong phiên tòa hôm qua, HĐXX cho biết, phiên tòa đã tiến hành xong phần bào chữa, bảo vệ quyền lợi của các luật sư đối với bị cáo, người liên quan, người có quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án.

Tại phiên tòa, LS bảo vệ quyền lợi cho Agribank VN TT Sài Gòn đề nghị HĐXX xem xét, giải ngân 18 tài sản thế chấp cho 24 khoản vay tại NH để NH xử lý tài sản thu hồi nợ, xử lý HĐTD và xem xét về các khoản thu mà Bùi Thị Kim Loan đã chuyển vào CN NN.

Nếu HĐXX xem xét đây là số tiền bất hợp pháp và phải thu hồi thì phía NH không có ý kiến. Nhưng đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của bà Phấn, công ty Phú Mỹ phải có trách nhiệm trả lại cho NH những khoản thu hồi đó.

Trình bày tại tòa, ông PCD khẳng định số tiền 3.581 tỷ ông chuyển cho bà Phấn là để lấy 114 tài sản thế chấp 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ chứ không phải để đổi 85% cổ phần của ĐT.

Ông Phạm Công Danh cho rằng, bà Phấn đã lừa ông vì nâng cổ phần 85%, lừa đảo ông bỏ 3.581 tỷ đồng là tiền để giải chấp 114 tài sản và khối tài sản của Phương Trang có khoản nợ 9.400 tỷ đồng nợ của Phương Trang. Nhưng khoản nợ này là khoản nợ khống, nên Phương Trang mới đi kiện 6 năm nay.

Theo đó, ông Danh yêu cầu HĐXX xem lại về việc có liên quan đến tranh chấp này. Nếu bà Phấn đẩy nợ khống cho ông, đề nghị truy tố bà Phấn về hành vi lừa đảo và đề nghị trả lại số tài sản cho ông Danh, để khắc phục hậu quả.

LS bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp cho ông Danh tiếp tục đưa ra chứng cứ, lập luận để xã định số tiền ông Danh bỏ ra không phải để mua 85% cố phần. Theo đó, các luật sư cho rằng, trong vụ án này ông Danh chỉ được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, một nhân vật phụ. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn, cho thấy đằng sau việc nâng khống giá trị của bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch, đằng sau tranh chấp nghĩa vụ vay nợ của Công ty Phương Trang, nhân vật phụ Phạm Công Danh mới là nạn nhân chính của vụ án này.

live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 285 dai dien vks doi dap y kien luat su Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 27/5: Luật sư của ông Phạm Công Danh đề nghị thu hồi trên 3.658 tỷ đồng

Sáng nay (27/5), phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân Hàng Đại Tín tiếp tục làm việc với phần tranh luận của các luật ...

11:38 11:11 10:46 10:23 09:40 08:54 07:45
11:38

Phiên tòa nghỉ

11:11

Luật sư đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để làm rõ số liệu công ty Phương Trang thực nhận tại NH Đại Tín

Luật sư Trương Vĩnh Thủy

Giữ nguyên phần trình bày bào chữa trước đó.

Chưa thấy lời trình bày nào của bà Phấn đẩy trách nhiệm cho bất kì ai.

Trong phần bào chữa, có luật sư trình bày các bị cáo bị bà Phấn ép buộc thực hiện hành vi phạm tội.

Tình trạng sức khỏe của bà Phấn mặc dù chưa có kết qủa giám định nhưng với cảm nhận của tôi thì sức khỏe của bà Phấn gần đến ranh giới đời sống thực vật.

Nếu HĐXX áp cho bà phấn phải chịu trách nhiệm thì cũng không còn ý nghĩa đối với bà Phấn.

Việc tòa đưa ra xét xử vắng mặt bà Phấn khi chưa giám định tình trạng sức khỏe là vi phạm bộ luật tố tụng hình sự, đại diện vks đã không tranh luận điều này thì tôi nghĩ VKS đã đồng tình.

HĐXX tham gia xét xử và có 3 thành viên từng tham gia trong xét xử trong vụ án Phạm Công Danh ra quyết định khởi tố vụ án, về mặt hình thức, luật sư cho rằng dễ có thể không vô tư đối với vụ án.

Liên quan bị cáo Nguyễn Kim Thanh, các luật sư của bị cáo đã trình bày về các biểu hiện cũng như tình trạng bệnh tâm thần của bị cáo Thanh. Tuy nhiên, VKS cho rằng chưa đủ căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi bị cáo Phấn và các bị cáo khác bị quy kết tội trong hành vi mua ban căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. VKS cho rằng, tôi và 1 số luật sư khác đã có phân tích về tính khách thể, tôi nghĩ VKS đã có sự nhầm lẫn.

Trình bày tại tòa, luật sư cho rằng, nếu đại diện CB cho rằng việc thực hiện hợp đồng có vấn đề nào chưa hơp lý thì có thể quay lại thương lượng với người bán cho mình hoặc kiện ra tòa với 1 vụ án khác.

Luật sư trình bày, biên bản ghi nhận công ty Trường Vỹ nhận tiền mặt thực tế sau khi phát hành trái phiếu là 132 tỷ đồng nên công ty Trường Vỹ phải chịu trách nhiệm số tiền trên cả gốc và lãi. Cuối biên bản ghi Phạm Đăng Quan nhận thêm 210 tỷ đồng.

Ngoài ra, luật sư trình bày thêm 1 số công văn thể hiện công ty Phưng Trang có xác nhận 132,8 tỷ đồng và số lãi thực hiện là 38,62 tỷ đồng tính đến ngày 29/2/2012. Đồng thời xác nhận rằng số tiền NH đã gửi cho Phương Trang là 4.500 tỷ đồng.

Luật sư đề nghị HĐXX xác nhận chứng cứ văn bản thể hiện tại các công văn, biên bản mà luật sư đã trình bày trong các phiên tòa trước đó.

Nếu HĐXX nghiên cứu kỹ, vấn đề đặt ra tại tòa là đại diện nhóm Phương Trang chỉ thừa nhận nhận số tiền 3,936 tỷ đồng. Tuy nhiên diễn biến tại phiên tòa, chúng tôi chưa bắt gặp được con số 3,936 tỷ đồng này từ đâu mà có.

Vì vậy luật sư đề nghị triệu tập điều tra viên để làm rõ phương pháp truy ngược dòng là như thế nào nhưng không được HĐXX chấp thuận.

Về số liệu 3,936 tỷ xác nhận công ty Phương Trang đã thực nhận bằng phương pháp truy ngược dòng, HĐXX cho rằng CQĐT đã làm rõ, vậy thì xét xử tại phiên tòa này để làm gì? Số liệu này từ khi CQĐT đưa vào điều tra.

Số liệu thứ 2, số tiền công ty Phương Trang thừa nhận thực nhận từ NH Đại Tín là hơn 4.500 tỷ đồng theo các biên nhận, công văn mà luật sư đã nêu trên.

Số liệu thứ 3: Trên cơ sở tổng hợp lại trên sổ nhật ký quỹ của cty Phương Trang, nếu lấy từ 82 khoản vsy. Nếu tính toàn bộ từ nguồn NH Đại Tín về thì hơn 9.500 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra, số liệu nào là số liệu đúng nhất?

Tại tòa, phía Phương Trang khẳng định chỉ thực nhận số tiền 3.936 tỷ đồng và xác nhận chưa trả 1 đồng lãi nào. Theo luật sư tại hồ sơ có 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu trong đó đã tất toán 36 hợp đồng với số tiền 7.000 tỷ đồng. Vậy thì lấy lãi ở đâu trả cho 36 khoản vay này trong khi đó lãi suất thời điểm đó rất cao.

Luật sư cho biết những gì mà luật sư phân tích là những chứng cứ có thật, chứng cứ là văn bản đúng theo quy định và chưa có chứng cứ nào thể hiện là giả mạo.

Để có đủ căn cứ giải quyết vụ án, luật sư đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để làm rõ số liệu công ty Phương Trang thực nhận tại NH Đại Tín, giám định tài chính từ CB và các công ty nhóm Phương Trang để làm rõ dòng tiền đi những đâu để làm rõ tất cả vấn đề của vụ án.

10:46

VKS đề nghị tiếp tục kê biên 114 tài sản

CB yêu cầu Phương Trang trả 27.000 tỷ đồng, VKS không chấp nhận và vẫn giữa quan điểm đề nghị. Bởi căn cứ vào hồ sơ điều tra, cũng như quá trình xét hỏi tại vụ án này: Phương Trang thực nhận 3.936 tỷ đồng nên chỉ trả số tiền này và lãi đến ngày khởi tố vụ án.

Phương Trang đề nghị tính lãi suất phát sinh được tính từ ngày nộp đơn tố cáo sai phạm của NH Đại Tín, VKS cho rằng điều này không đúng với luật tố tụng. Nhưng Phương Trang cho rằng việc kê biên tài sản suốt năm gây thiệt hại lớn nên đòi bồi thường là có cơ sở, căn cứ nên đề nghị HĐXX dành cho Phương Trang quyền khởi kiện dân sự đối với khoản thiệt hại mà hành vi bà Phấn gây ra.

Liên quan đến ông Trương Đoàn Quốc Dũng đề nghị giải toả kê biên tài sản. Nhưng do ông Dũng đang đang có tranh chấp dân sự với bên Công ty Phương Trang nên HĐXX sẽ giải quyết bằng vụ án dân sự khác.

Liên quan đến Phạm Công Danh VKS đề nghị tiếp tục kê biên 114 tài sản của bà Phấn vì liên quan đến hợp đồng nhận chuyển giao NH từ bà Phấn với Phạm Công Danh sẽ được xét xử ở giai đoan sau.

Đối với đề nghị khởi tố bị cáo Phấn chiếm đoạt của ông Phạm Công Danh, VKS đề nghị HĐXX xem xét, tách tranh chấp để giải quyết.

10:23

Về ý kiến của luật sư cho rằng, các bị cáo Phấn, Tụ không thực hiện hành vi khách quan của tội phạm, VKS đề nghị bác bỏ ý kiến này.

Đối với hành vi của Lâm Kim Dũng, VKS cho biết bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội khi làm giám đốc Công ty Nam Giang. Thực tế Ngân hàng đã thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.

Việc quy kết bị cáo Toàn ký vào hợp đồng mua bán tài sản mà không thông qua Cổ đông là không có căn cứ của LS, VKS khẳng định HĐQT có nhiệm vụ trình ĐHĐCĐ việc mua sắm tài sản. Hơn nữa việc nói rằng bị cáo Phấn có số cổ phần chiếm 84% nên đã thông qua, VKS cho rằng như vậy là không tôn trọng các cổ đông còn lại.

Về vấn đề các luật sư phân tích công ty Phương Trang nhận tiền vay hơn 9.000 tỷ đồng phù hợp với sổ theo dõi, thu chi của Phương Trang, phù hợp với 1 số văn bản, thu chi cấn trừ giữa nhóm phú mỹ và Phương Trang. Sau đó, các luật sư đề nghị trả hồ sơ, điều tra vụ án làm rõ 1 số vấn đề.

Liên quan đến khoản vay của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín, Kết luận CQĐT cho thấy không có mối quan hệ vay giữa bà Phấn và nhóm Phương Trang.

Về đường đi dòng tiền đã thể hiện đầy đủ trong kết luận của CQĐT. Hơn nữa các bị cáo đều thừa nhận rằng làm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Thực tế không có giải ngân như HĐTD hoặc giải ngân không đúng.

Về quỹ tiền mặt của ngân hàng, không đủ tiền để có thể giải ngân tiền mặt, cấn trừ. Do đó VKS cho rằng đây là thu chi khống. Cũng như LS Hoài phân tích, Ngân hàng không hề đủ phương tiện chuyển tiền số tiền 2.000 tỷ đồng trong 4 ngày.

Các khoản vay đều thực hiện theo phương pháp cấn trừ và để hợp lý hóa hồ sơ in sẵn chứng từ. Sổ nhật ký tiền mặt mà các LS trình bày, đây chỉ sổ ghi chép của Hứa Thị Bích Hạnh lập trên chứng từ khống.

Theo đó, VKS khẳng định nhóm Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng chứ không phải là 9.400 tỷ đồng. Rõ ràng ai gây thiệt hại thì phải bồi thường, VKS xác định bà Phấn phải bồi thường 5.200 tỷ đồng.

Việc LS đề nghị giám định thiệt hại, VKS cho rằng điều này không cần thiết, VKS có đủ cơ sở để chứng minh thiệt hại mà bị cáo Phấn gây ra.

Đối với bị cáo Ngân xin xem xét số tiền bị cáo gây thiệt hại 208 tỷ đồng cho Ngân hàng còn LS thì làm rõ quan điểm 4.500 tỷ đồng, VKS cho biết số tiền xác định thiệt hại do bị cáo Phấn gây ra là 5.200 tỷ đồng, Phương Trang 3.900 tỷ đồng và bị cáo Ngân phải chịu 208 tỷ đồng do đã rút tiền mặt không phải tại trụ sở Ngân hàng.

Về việc lấy cung bị can Thanh của điều tra viên, bị can Thanh đều xác nhận các biên bản hỏi cung đều đúng và cho biết đủ tình trạng sức khỏe để lấy cung do đó không thể nói là vi phạm tố tụng theo quy định.

Bị cáo Thanh có khai mở tài khoản cá nhân theo chỉ đạo của bà Phấn, ký các chứng từ nộp. Có thể bị cáo cho rằng bị cáo Phấn nộp số tiền đó nhưng VKS cho rằng bị cáo đã bỏ mặc hậu quả xảy ra.

Đối với tình trạng sức khỏe của bị cáo Thanh, VKS xác định bị cáo Thanh có tinh thần không ổn định. Bị cáo không thuộc trường hợp hạn chế năng lực hình sự. Mặt khác LS có cung cấp về tình trạng mới nhất của bị cáo nhưng không có căn cứ để thể hiện bị cáo bị tâm thần, hạn chế năng lực hình sự.

Đối với quan điểm của bị cáo Ngọc Tuyết cho rằng thực hiện đúng quy định, VKS cho biết bị cáo Tuyết khai tại tòa rằng đã nộp và ký theo chỉ đạo của chị Thảo chỉ đạo, không gặp trực tiếp khách hàng. Điều này cho thấy nhận thức bị cáo Tuyết làm theo chỉ đạo là sai.

Đối chiếu với các quy định của Ngân hàng Đại Tín về thu tiền mặt thì tiếp nhận yêu cầu khách hàng, kiểm tra các chứng từ của khách hàng có hợp lý không. Có nghĩa ở đây thì bị cáo phải tiếp xúc với khách hàng. VKS xác định bị cáo thực hiện chỉ đạo, biết sai nhưng vẫn bỏ mặc hậu quả.

09:40

"Không bắt buộc hội đồng thẩm định giá phải đến tận nơi để đánh giá tài sản"

Sau khi nghe nội dung bào chữa của các luật sư về hành vi lạm dụng và cố ý làm trái, liên quan đến căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, VKS xin đối đáp:

Các luật sư Thủy, Tám, Thơ, Thảo, Lan bào chữa cho các bị cáo Phấn, Loan và Huệ cho rằng việc định giá bđs số 5 Phạm Ngọc Thạch của HĐ định giá có vi phạm trong quá trình định gia như sử dụng định giá theo phương pháp so sánh BĐS số 5 là không chính xác.

Hội đồng so sanh với các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Lý Chính Thắng là những con đường 1 chiều trong khi đường Phạm Ngọc Thạch là đường trung tâm, 2 chiều,... hoặc vi phạm trong việc định giá khi không có mặt của những bên liên quan... Các luật sư đề nghị trả hồ sơ vụ án để thẩm định lại giá trị BĐS số 5 Phạm Ngọc Thạch.

Vks khẳng định, các luật sư cho rằng sử dụng phương pháp so sánh trong việc định giá BĐS số 5 Phạm Ngọc Thạch là không chính xác. HĐ thẩm định giá đã trả lời, thời điểm định giá, khu vực thẩm định giá có ít tài sản đưa ra giao dịch trên thị trường và giá giao dịch không nhiều, không có tài sản nào tương đương với BĐS số 5 để so sánh, do đó ngay khi so sánh HĐ đã có điều chỉnh các yếu tố chệnh lệch, về quy mô và vị trí để đảm bảo.

Theo VKS kết luận định giá là hoàn toàn có căn cứ.

Luật sư Tám có nêu HĐ thẩm định giá tài sản không đến tận nơi để tiến hành định giá là vi phạm, VKS khẳng định, theo quy định của điều 14 Nghị định số 26, cơ quan có thẩm quyền tố tụng tổ chức cho hội đồng định giá xem xét, nghiên cứu về BĐS. Như vậy, không bắt buộc hội đồng thẩm định giá phải đến tận nơi để đánh giá tài sản mà có thể căn cứ vào tài liệu để tiến hành định giá là có căn cứ.

Từ đó, VKS đề nghị HĐXX bác bỏ các ý kiến của luật sư Trương Vĩnh Thủy, Lưu Văn Tám, Trương Thị Minh Thơ, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Ngô Kim Loan về các ý kiến trên.

Các luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lương Khải Ân, Lê Hồng Nguyên và Huỳnh Phương Nam bảo vệ cho các bị cáo Bùi Thị Kim Loan, Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam cho rằng hành vi mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là vượt giá trị mua sắm tài sản của Đại Tín đã được NHNN xử phạt hành chính nay lại mang ra xét xử là sai hoặc không hợp lý.

Về nội dung này, VKS khẳng định quyết định xử phạt hành chính của NHNN là quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và NH của NHNN đối với NH Đại Tín. Như vậy, đây NHNN chỉ rõ xử phạt đối với pháp nhân NH Đại Tín, quyết định này không xử lý bất kỳ cá nhân nào về hành vi mua bán căn nhà.

VKS đề nghị HĐXX bác bỏ ý kiến các của luật sư.

Đối với các luật sư Lưu Văn Tám, Trương Thị Minh Thơ, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lê Hồng Nguyên bào chữa cho các bị cáo Phấn, Toàn cho rằng, việc CQĐT, VKS xác định các bị cáo đã nâng không căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là không có căn cứ.

Về vấn đề này, VKS khẳng định, tài sản này bị cáo Phấn có được là đi nhận chuyển nhượng từ 2008 với giá 371 tỷ đồng. BĐS này được bà Phấn chuyển lòng vòng, đứng trên danh nghĩa pháp nhân công ty Lam Giang, sau đó mua đi bán lại để nâng giá lên. Các hành vi này khiến người khác lầm tưởng về sở hữu và giá cả.

Tuy nhiên, BĐS số 5 này vẫn luôn thuộc quyền sở hữu của bị cáo Phấn và chỉ duy nhất bị cáo có quyền định đoạt BĐS này.

Toàn bộ số tiền mà NH Đại Tín chuyển 990 tỷ đồng để mua căn nhà số 5 này trong hợp đồng đầu, bà Phấn đã sử dụng theo lời khai của Lâm Kim Dũng. Sau đó khi hợp đồng bị hủy, công ty Lam Giang chuyển trả số tiền này cho Đại Tín nhưng chỉ là khống.

Sau đó, bà Phấn đã chỉ đạo các thuộc cấp tại NH Địa Tín mua lại căn nhà số 5 này với giá 1.260 tỷ đồng. Trong khi kết luận định giá căn nhà này chỉ có 154 tỷ đồng.

Như vậy, hành vi nâng không căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch của bà Phấn thông qua hợp đồng mua bán căn nhà này, khiên cho bị cao Toàn, nam vẫn lầm tưởng rằng, khi mua bán tài sản này là làm lợi cho NH Đại Tín. Vks khẳng định, việc xđ hv của bc phấn đã nâng không giá trị căn nhà số 5 pnt là có căn cứ, VKS đề nghị hđxx bác bỏ ý kiến này của các ls.

Các luật sư Thủy, Tám, Thơ, Thảo, Viến, Lan và Nguyên cho rằng kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự của hội đồng thẩm định giá đối với BĐS số 5 Phạm Ngọc Thạch là 154 tỷ đồng là bất hợp lệ với giá trị thực của BĐS do đó quy kết các bị cáo gây thiệt hại 1.105 tỷ đồng là không có căn cứ.

VKS khẳng định, khi đặt vấn đề không luật sư nào nhắc đến thời điểm BĐS được định giá là thời điểm xảy ra hành vi chiếm đoạt tài sản 2/2012.

Trả lời tại tòa, đại diện hội đồng thẩm định giá đã nêu lên các căn cứ để thẩm định giá, trong đó có căn cứ về giá phổ biến trên thị trường, giá các cơ quan nhà nước quy định,... taị thời điểm xảy ra vụ án để xem xét.

08:54

Phiên tòa bắt đầu

"Thời gian lập biên bản, chính tả, có chỗ trùng lặp nội dung có sai sót"

Đại diện VKS đối đáp

Có hơn 50 lượt luật sư trình bày bào chữa cho các bị cáo, bảo vệ cho những cá nhân, tổ chức liên quan. Vks nhận thấy các luật sư, đại diện tổ chức tham gia phiên tòa đã có trách nhiệm của mình và đánh giá cao nhiều luật sư đưa ra nhiều luận chứng, luận cứ,.. để đánh giá hành vi, vai trò của các bị cáo.

Tuy nhiên có nhiều luật sư đã không tuân thủ nguyên tắc tham gia bào chữa như vượt quá phạm vi bào chữa, dùng những lập luận tính chủ quan...

VKS đề nghị các luật sư này cần nghiêm túc chấn chỉnh.

Về ý kiến cho rằng HĐXX vi phạm tố tụng có 3/5 vị đã tham gia xét xử vụ án Phạm Công Danh và tại vụ án đó đã quyết định khởi tố vụ án về tội Cố ý làm trái... và Vi phạm quy định về cho vay... trong đó có hành vi của bà Hứa Thị Phấn và 1 số bị cáo.

Đại diện VKS xác định, theo quy định của luật tố tụng hình sự, trong quá trình xét xử, HĐXX có quyền khởi tố vụ án và khi phát hiện bỏ lọt tội phạm trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 1, HĐXX đã ban hành 3 quyết định khởi tố vụ án.

Việc khởi tố vụ án đưa ra xét xử là hoàn toàn khách quan, đúng quy định PL nên không vi phạm bất cứ quy định nào của luật Tố tụng hình sự để thay đổi thành phần HĐXX.

Đồng thời, không có quy định nào của luật tố tụng hình sự, thành phần HĐXX khi khởi tố vụ án không được tiếp tục xét xử tại vụ án đó. VKS cho rằng, ý kiến của luật sư là không có căn cứ.

Về ý kiến điều tra viên, kiểm sát viên vi phạm trong việc lấy lời khai và hỏi cung. Qua kiểm tra các biên bản lấy lời khai và hỏi cung mà các luật sư cho rằng vi phạm tố tụng hình sự.

VKS cho biết, thời gian lập biên bản, chính tả có chỗ trùng lặp sai sót. Tuy nhiên đây chỉ là sai sót về hình thức, không phải sai sót nội dung và không ảnh hưởng làm sai lệch nội dung xét hỏi, trong các biên bản và đặc biệt không có dấu hiệu nào thể hiện việc ép cung, gấy bất lợi cho bị can.

Tại phiên tòa, qua phần thẩm vấn công khai, không có bị cáo hay người có quyền nghĩa vụ liên quan nào chối bỏ lời khai hoặc thay đổi lời khi cho rằng bị ép cung hoặc bị điều tra viên mớm cung. Chỉ có duy nhất bị cáo Loan thay đổi lời khai vì cho rằng, thời điểm lấy lời khai, tình trạng sức khỏe của bị cáo không khỏe, đang mang thai, không tỉnh táo nên mới khai như vậy.

Cũng tại tòa, không có bị cáo nào khai điều tra viên lấy lời khai cùng lúc với người khác.

Do đó, VKS cho rằng, về việc sai sót này không phải vi phạm luật tố tụng hình sự, không ảnh hưởng đến bản chất vụ án.

Về ý kiến của luật sư Thơ cho rằng VKS không chấp nhận chứng cứ mới tại tòa. Theo luật sư, VKS mâu thuẫn với chính mình và làm trái với quy định pháp luật.

VKS khẳng định USB của luật sư nộp VKS không chấp nhận là đúng quy định pháp luật vì USB của luật sư thu thập không phù hợp các quy định ở điều 88 điều 105 bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Luật sư trình bày nhận tài liệu từ bà Phấn và phát hiện USB. Như vậy, luật sư nhận USB từ lúc chưa được công nhận bào chữa cho bị cáo Phấn cho đến khi nhận lệnh bào chữa. Vậy trách nhiệm của luật sư phải giao nộp cho CQĐT. Vậy khoảng thời gian luật sư cất giữ hơn 1 năm rồi mới giao nộp tại tòa, vấn đề đặt ra luật sư có thực sự bảo vệ cho thân chủ của mình.

VKS thống nhất với phần bào chữa của luật sư Phan Trung Hoài khi cần xác định tính xác thực của chứng cứ. Liệu rằng, có sự ngụy tạo của USB không. Theo đó, VKS bác bỏ tất cả ý kiến này của luật sư Thơ.

Căn cứ vào USB này, luật sư Thơ kiến nghị điều tra ông Cao, ông Công lợi dụng chức vụ quyền hạn để giúp ông Luận cản trở việc điều tra của Thanh tra NHNH tại NH Đại Tín. VKS cho rằng kiến nghị này không có căn cứ và vượt quá phạm vi bào chữa.

07:45
live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 285 dai dien vks doi dap y kien luat su

Trong phiên tòa hôm qua 27/5, HĐXX cho biết, phiên tòa đã tiến hành xong phần bào chữa, bảo vệ quyền lợi của các luật sư đối với bị cáo, người liên quan, người có quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án.

Tại phiên tòa, LS bảo vệ quyền lợi cho Agribank VN TT Sài Gòn đề nghị HĐXX xem xét, giải ngân 18 tài sản thế chấp cho 24 khoản vay tại NH để NH xử lý tài sản thu hồi nợ, xử lý HĐTD và xem xét về các khoản thu mà Bùi Thị Kim Loan đã chuyển vào CN NN.

Nếu HĐXX xem xét đây là số tiền bất hợp pháp và phải thu hồi thì phía NH không có ý kiến. Nhưng đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của bà Phấn, công ty Phú Mỹ phải có trách nhiệm trả lại cho NH những khoản thu hồi đó.

Trình bày tại tòa, ông PCD khẳng định số tiền 3.581 tỷ ông chuyển cho bà Phấn là để lấy 114 tài sản thế chấp 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ chứ không phải để đổi 85% cổ phần của Đại Tín.

Ông Phạm Công Danh cho rằng, bà Phấn đã lừa ông vì nâng cổ phần 85%, lừa đảo ông bỏ 3.581 tỷ đồng là tiền để giải chấp 114 tài sản và khối tài sản của Phương Trang có khoản nợ 9.400 tỷ đồng nợ của Phương Trang. Nhưng khoản nợ này là khoản nợ khống, nên Phương Trang mới đi kiện 6 năm nay.

Theo đó, ông Danh yêu cầu HĐXX xem lại về việc có liên quan đến tranh chấp này. Nếu bà Phấn đẩy nợ khống cho ông, đề nghị truy tố bà Phấn về hành vi lừa đảo và đề nghị trả lại số tài sản cho ông Danh, để khắc phục hậu quả.

LS bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp cho ông Danh tiếp tục đưa ra chứng cứ, lập luận để xã định số tiền ông Danh bỏ ra không phải để mua 85% cố phần. Theo đó, các luật sư cho rằng, trong vụ án này ông Danh chỉ được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, một nhân vật phụ. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn, cho thấy đằng sau việc nâng khống giá trị của bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch, đằng sau tranh chấp nghĩa vụ vay nợ của Công ty Phương Trang, nhân vật phụ Phạm Công Danh mới là nạn nhân chính của vụ án này.

xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 285 dai dien vks doi dap y kien luat su Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 27/5: Luật sư của ông Phạm Công Danh đề nghị thu hồi trên 3.658 tỷ đồng

Sáng nay (27/5), phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân Hàng Đại Tín tiếp tục làm việc với phần tranh luận của các luật ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.