Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện….điện thoại và mạng xã hội đang tăng cao. Nhiều trẻ nhập viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật… khi bị cha mẹ cắt điện thoại thông minh hoặc mạng Internet. Không chỉ ở Việt Nam, hội chứng nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đặc biệt là thế hệ trẻ ở hầu hết các quốc gia.
Hiện nay còn có khái niệm Nomophobia - gọi là hội chứng sợ hãi khi thiếu vắng điện thoại thông minh, ám chỉ những người có cuộc sống quá phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông minh. Thậm chí ở Pháp, chính phủ vừa ra đạo luật nghiêm cấm tất cả các trường tiểu học và trung học cho học sinh mang theo điện thoại cũng như các thiết bị công nghệ thông minh khi đến trường với độ tuổi từ 3 đến 15 tuổi và đạo luật này được hầu hết mọi người ủng hộ.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh (BV Hữu nghị Việt Đức). (Ảnh: NVCC) |
Dưới góc nhìn y học, việc chúng ta, đặc biệt là con trẻ sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá nhiều gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều lo lắng hơn đó là có những tổn thương rất khó hồi phục, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Mặt trái khủng khiếp của chứng nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội
- Tổn thương vĩnh viễn hoặc khó điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt, bao gồm: Mắt nháy, ngứa và đỏ, khó tập trung vào một vật gì đó, mắt mỏi hoặc mờ. Những tổn thương này đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ em.
- Các vấn đề về cổ: đau cổ, thoái hoá cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống cổ do nhìn xuống điện thoại di động hoặc máy tính bảng liên tục, kéo dài. Ở trẻ em, khi trẻ ngồi xem một tư thế quá lâu góp phần làm tăng tỷ lệ gù, vẹo cột sống học đường.
- Tổn thương khớp ngón cái (text thumb syndrome): Việc sử dụng ngón tay cái để cầm, điện thoại, nhắn tin, lướt mạng kéo dài thường dẫn đến tình trạng đau, tê, hạn chế độ linh hoạt của ngón tay cái, là ngón tay đối của bàn tay và cũng là ngón tay đóng vai trò quan trọng nhất của bàn tay.
Trẻ xem nhiều điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử phải đối mặt với nguy cơ tổn thương vĩnh viễn hoặc khó điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt. (Ảnh: Dân trí) |
- Tăng nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn trên điện thoại: Vi khuẩn E. coli, có thể gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy, được tìm thấy trên rất nhiều điện thoại. Người ta cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, cứ 6 điện thoại thì có 1 điện thoại dính…phân ở trên đó và điện thoại cùng với chùm chìa khoá được xếp vào nhóm những vật dụng bẩn nhất trong nhà.
Ngoài ra các chuyên gia y tế cũng cảnh báo sử dụng điện thoại thường xuyên góp phần gây nên tình trạng nhiễm MRSA - Tụ cầu vàng kháng methicillin. Đây là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng & chúng kháng Methicillin. MRSA thường lây lân và gây ra những tổn thương ban đầu ở da như mụn nhọt-apxe gây đau, bỏng rát. Rồi chúng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Những vụ tai nạn ô tô: Nhiều người tin rằng họ có thể đa nhiệm và vẫn sử dụng điện thoại của họ trong khi lái xe, nhưng thực sự không phải như vậy. Việc nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe gây ra tình trạnh mất tập trung để xử lý những tình huống đòi hỏi tốc độ nhanh chóng. Do đó đặt người lái xe và những người khác trên đường gặp nguy hiểm. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng nhắn tin và lái xe có thể nguy hiểm như uống rượu lái xe.
- Vô sinh ở nam giới. Nghiên cứu sơ bộ đã tiết lộ rằng bức xạ điện thoại di động có thể làm giảm số lượng tinh trùng, nhu động tinh trùng và khả năng sống sót.
- Rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài: Nghiện điện thoại di động đã được liên kết với sự gia tăng rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi ở người dùng. Sử dụng điện thoại di động trước khi lên giường đi ngủ làm tăng khả năng mất ngủ. Ánh sáng chói có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Việc sử dụng điện thoại thông minh có thể làm tăng lượng thời gian cần thiết để ngủ. Ánh sáng phát ra từ điện thoại di động có thể kích hoạt não bộ.
- Trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các mối quan hệ ngoại tuyến có thể bị ảnh hưởng do sử dụng điện thoại di động hoặc các phương tiện truyền thông xã hội quá mức. Hầu hết những người nghiện điện thoại và mạng xã hội sẽ lựa chọn cho mình cuộc sống tách biệt, ít giao tiếp với xã hội thực bên ngoài, khi tình trạng này kéo dài, những tổn thương sâu sắc trên bộ não sẽ là rất khó hồi phục.
Hầu hết những người nghiện điện thoại và mạng xã hội sẽ lựa chọn cho mình cuộc sống tách biệt, ít giao tiếp với xã hội thực bên ngoài. (Ảnh: Parenting) |
Cách nhận biết bản thân có nghiện điện thoại thông minh hay không?
10 câu hỏi dưới đây giúp chúng ta định hình lại mình trong “mối quan hệ nguy hiểm” với điện thoại và mạng xã hội nhé.
1. Bạn có thấy mình dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại thông minh so với các hoạt động khác? Và Lượng thời gian bạn dành cho điện thoại di động của mình có tăng lên không?
2. Bạn có thấy mình vô thức đi qua thời gian một cách thường xuyên bằng cách nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh của bạn mặc dù có thể có những điều tốt hơn hoặc hiệu quả hơn để làm? Hoặc Bạn có vẻ đánh mất khái niệm thời gian khi sử dụng điện thoại di động không?
3. Bạn có thấy mình dành nhiều thời gian và thấy thích hơn cho việc nhắn tin, lướt web, chat zalo, facebook so với việc nói chuyện, gặp gỡ mọi người ngoài đời thực không? Hoặc Bạn có âm thầm mong muốn luôn có một “sợi dây kết nối thường xuyên” với điện thoại di động của bạn?
4. Bạn có “ăn-ngủ” với chiếc của mình không? Khi ăn điện thoại ở cạnh bên, khi ngủ điện thoại ở dưới gối, trên bàn cạnh giường ngủ.
5. Bạn có thấy mình đang xem và trả lời tất cả các văn bản, tin nhắn và email vào tất cả các giờ trong ngày và ban đêm, ngay cả khi nó có nghĩa là làm gián đoạn những thứ khác bạn đang làm?
Trả lời 10 câu hỏi để nhận biết bản thân có nghiện điện thoại thông minh hay không? |
6. Bạn có nhắn tin, chát chít hoặc lướt internet trong khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động tương tự khác yêu cầu sự tập trung của bạn không?
7. Bạn có cảm thấy việc sử dụng điện thoại di động đang thực sự làm giảm năng suất lao động và sự tập trung của bạn không?
8. Bạn có cảm thấy khó chịu khi không có điện thoại thông minh của mình, ngay cả trong một thời gian ngắn hoặc khi nó hết pin, khi để quên trên oto, quên ở nhà, hoặc khi dịch vụ internet bị hỏng?
9. Khi điện thoại đổ chuông, tiếng bíp, tiếng vo vo, bạn có cảm thấy một sự thôi thúc dữ dội để kiểm tra văn bản, zalo hoặc email, cập nhật, v.v. không? Hoặc mình vô tình kiểm tra điện thoại nhiều lần trong ngày ngay cả khi bạn biết có khả năng không có gì mới hoặc quan trọng để xem?
10. Bạn có sẵn sàng chi tiền để nâng cấp tốc độ truy cập internet, facebook hoặc nạp thẻ mặc dù bạn biết nhu cầu đó thực sự chưa quá cần thiết?
Đã đến lúc thay đổi và nghỉ ngơi. Rất mong chúng ta sẽ thay đổi, vì khi chúng ta thay đổi, con chúng ta cũng sẽ thay đổi. Mỗi tối về nhà, hãy để điện thoại ở chế độ yên lặng và xa chúng ta, xa bữa cơm, xa giấc ngủ, xa những câu chuyện với con…Hãy cùng con chơi cờ vua, cá ngựa, hãy đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích Andersen, hãy cùng con đi dạo và hỏi con về một ngày đã qua. Đó mới chính là cuộc sống đích thực, cuộc sống không mộng ảo.
XEM THÊM
Điều xảy ra với những đứa trẻ có bố, mẹ nghiện điện thoại di động
Trong một nỗ lực để có được sự chú ý của cha mẹ, trẻ trở nên ồn ào và dễ bị kích thích. |
Cha mẹ lo ngay ngáy vì con 'suốt ngày ôm máy'
Nhà có con mê điện thoại, nhiều bậc phụ huynh lên tiếng than thở, tìm sự chia sẻ của cộng đồng vì nhiều lúc không ... |
Những dấu hiệu trẻ bị trầm cảm nhưng cha mẹ bỏ qua
Buồn, chán, bỏ học, không thích giao tiếp…. là những biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ bị trầm cảm, tuy nhiên những dấu hiệu ... |
Quy tắc 20-20-20 dành cho những người 'nghiện' điện thoại
Không chỉ bạn mà ngay cả các con của bạn cũng cần ghi nhớ hướng dẫn này để bảo vệ sức khỏe đôi mắt. |
Mẹo 'kéo' con khỏi màn hình iPhone, iPad
Hiện nay nhiều trẻ em hay chúi mũi vào màn hình điện thoại, máy tính bảng, tivi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất ... |