Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: ho có nhiều dạng và việc nhận dạng các dạng ho khác nhau sẽ giúp các mẹ quyết định lúc nào cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. |
Cụ thể, đặc trưng của các dạng ho bao gồm:
Ho nhiều vào ban đêm
Đa số các dạng ho đều trở nặng vào ban đêm do mũi và các ống xoang dẫn xuống miệng trẻ bị tắc nghẽn, gây sưng tấy lúc trẻ nằm ngủ. Chứng bệnh này khiến cho trẻ không thể ngủ được. Hen suyễn cũng có thể gây ho ban đêm do đường thở có khuynh hướng dễ bị ảnh hưởng và dễ cảm ứng hơn vào ban đêm.
Ho sù sụ
Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.
Bệnh xảy ra do dị ứng, thay đổi nhiệt độ về đêm hay nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus (dạng này rất thường gặp).
Khi đường thở của trẻ bị nhiễm trùng, nó sẽ bị sưng gần hoặc bên dưới dây thanh âm (bộ phận phát ra tiếng của thanh quản), làm cho việc thở khó khăn. Trẻ dưới 3 tuổi thường mắc bệnh này do khí quản của trẻ khá hẹp.
Bệnh bạch hầu thanh quản có thể đến đột ngột và vào giữa đêm, khi trẻ đang ngủ. Thường bệnh đi kèm với chứng thở khò khè, thở lớn, khàn khàn khi trẻ hít thở.
Ho lâu ngày
Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do một loại vi khuẩn được gọi là bordetella gây ho lâu ngày gây ra. Bệnh này có đặc trưng ho nhiều và kết thúc cơn ho bằng một âm thanh “khúc khắc” khi trẻ hít thở. Các triệu chứng khác của bệnh còn có chảy nước mũi, hắt hơi, ho vừa phải và sốt nhẹ.
Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nó thường hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không được chủng ngừa.
Việc tiêm văcxin bệnh ho lâu ngày thường được tiến hành chung với văcxin bệnh bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 liều trước khi trẻ được 6 ngày tuổi.
Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.
Ho khò khè
Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.
Ho ban ngày
Dị ứng, hen suyễn, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác thường là những nguyên nhân gây ho ban ngày. Không khí lạnh hay hoạt động nhiều có thể khiến cho chứng ho ngày càng nặng hơn, và thường giảm dần vào ban đêm hay khi trẻ nằm nghỉ.
Hãy bảo đảm mọi thứ trong nhà bạn - chẳng hạn máy điều hòa, vật nuôi hay khói thuốc - ở mức an toàn với trẻ và không phải là nguyên nhân làm cho trẻ bị ho.
Ho kèm sốt
Nếu trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ hoặc bị chảy nước mũi, có thể trẻ bị cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu trẻ bị ho kèm sốt cao 390C hay cao hơn, có thể trẻ đã bị viêm phổi, đặc biệt nếu trẻ bơ phờ và thở nhanh. Trong trường hợp này, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Ho kèm nôn mửa
Thường trẻ ho quá nhiều sẽ dẫn đến nôn mửa. Trong trường hợp này, không cần lo lắng quá trừ khi trẻ nôn mửa kéo dài. Cũng vậy, nếu trẻ ho kèm với cảm hay lên cơn hen suyễn, trẻ có thể nôn mửa nếu có quá nhiều chất nhầy trong bao tử và gây nôn.
Ho dai dẳng
Ho do cảm có thể kéo dài nhiều tuần, đặc biệt nếu trẻ bị cảm sau khi đã từng bị. Hen suyễn, dị ứng hay nhiễm trùng xoang hoặc đường thở mạn tính cũng có thể gây ho dai dẳng. Nếu ho kéo dài 3 tuần, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.