Tiến sĩ, Bác sĩ Nhi khoa giải đáp thắc mắc: Con biếng ăn có nên cho uống thuốc bổ?

Khi nuôi con nhỏ, hầu hết các cha mẹ Việt đều đau đầu nghĩ cách “trị” chứng biếng ăn ở trẻ. Thay vì tạo thói quen và môi trường tốt cho con, bố mẹ thường nhờ sự trợ giúp từ… thuốc bổ.
tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo Con sinh ra khỏe mạnh, dễ nuôi, ít ốm vặt nhờ mẹ chăm sóc tốt bản thân lúc thai kỳ
tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo Trầm trồ với bộ ảnh sáng tạo như nhiếp ảnh gia mẹ tự chụp cho bé hơn 1 tháng tuổi

Trong vài năm trở lại đây, những ông bố bà mẹ có con nhỏ thường “đối phó” với việc biếng ăn của trẻ bằng cách bổ sung tùy tiện rất nhiều các loại thuốc, thực phẩm chức năng như kẽm, men tiêu hóa, enzyme, các loại siro biếng ăn, thuốc bổ sung dinh dưỡng… khi chưa có sự tư vấn và thăm khám kỹ càng của bác sĩ. Việc làm tưởng như vô hại này lại có ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của trẻ.

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Tiến sĩ, Bác sĩ, Giảng viên Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược Huế - Nguyễn Hữu Châu Đức. (Ảnh NVCC)

Hãy cùng trò chuyện thêm với Tiến sĩ, Bác sĩ, Giảng viên Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược Huế - Nguyễn Hữu Châu Đức để hiểu hơn về biếng ăn và cách khắc phục hợp lý:

- Chào bác sĩ, một thực trạng thường thấy hiện nay là rất nhiều ba mẹ nuôi con nhỏ dễ bị stress khi con biếng ăn. Bác sĩ có thể cho biết ba mẹ nên hiểu như thế nào về biếng ăn?

- Biếng ăn là một triệu chứng liên quan đến việc không thèm ăn ở trẻ và do nhiều nguyên nhân có thể do sinh lý hay bệnh lý. Tuy nhiên, biếng ăn ở trẻ cũng thường tiềm ẩn nguyên nhân tâm lý cần được bố mẹ lưu ý.

- Theo bác sĩ, trẻ ở giai đoạn nào thường gặp vấn đề biếng ăn nhiều nhất?

- Biếng ăn hay gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi và khoảng 40% trẻ trong độ tuổi này có dấu hiệu biếng ăn trước 3 tuổi.

Nguy cơ biếng ăn diễn ra cao nhất và có thể kéo dài hoặc trầm trọng hơn ở 3 giai đoạn:

+ 4-6 tháng: Trẻ bắt đầu ăn dặm.

+ 12-24 tháng: Trẻ chuyển từ chế độ ăn loãng sang đặc.

+ 24-26 tháng: Trẻ chuyển từ chế độ được đút ăn sang thời kỳ tự ăn bằng muỗng.

- Theo bác sĩ, trẻ biếng ăn thường do những nguyên nhân gì?

- Biếng ăn có các nguyên nhân chính:

Biếng ăn có nguồn gốc tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, thường xảy ra khi thay đổi chế độ ăn ở trẻ nhỏ và hay gặp ở bé gái tuổi vị thành niên.

Biếng ăn do bệnh lý: Xảy ra trong hầu hết mọi bệnh nhiễm trùng, nhiễm giun đũa cũng là một nguyên nhân gây biếng ăn phổ biến ở trẻ em nước ta. Bên cạnh đó, biếng ăn còn do trẻ mắc một số bệnh răng miệng hay trong các bệnh mãn tính nặng như suy tim, hen vừa và nặng.

Biếng ăn do sinh lý: Trẻ thường biếng ăn khi trẻ biết lật, biết ngồi, biết đi v.v..

Biếng ăn do thuốc: Các kháng sinh uống thường gây loạn khuẩn ruột, giảm quá trình lên men thức ăn.

Biếng ăn do sai lầm trong chế độ ăn và cách chế biến thức ăn: Chế độ ăn đơn điệu, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ hoặc nghèo nàn về mặt dinh dưỡng (thiếu đạm, các vitamin như B1...) dần dần sẽ làm trẻ chán ăn.

Biếng ăn bẩm sinh: Hiếm gặp chiếm khoảng 5% trẻ không bao giờ đòi bú hay đòi ăn. - Bố mẹ thường rất sốt ruột khi thấy con biếng ăn, ăn kém nên thường mua thuốc bổ sung như kẽm hay siro ăn ngon, men vi sinh, enzyme hỗ trợ tiêu hóa? Theo bác sĩ việc làm này có thực sự cần thiết?

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Có thể bé biếng ăn do nhiều nguyên nhân.

Tùy từng loại nguyên nhân gây biếng ăn mà có cần thiết bổ sung vitamin nhóm B, probiotic (thường được gọi là men vi sinh), lysin, kẽm…hay không.

1. Biếng ăn do nguyên nhân tâm lý

1.1. Ở trẻ nhỏ: Đa số các trường hợp biếng ăn ở trẻ em là loại này. Trẻ mất sự thèm ăn là trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi hay bị đánh lừa. Do đó, để xử trí loại biếng ăn này, bố mẹ cần:

+ Hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu lý do trẻ không chịu ăn.

+ Cần tránh những hành vi ép buộc trẻ.

+ Cố gắng thay đổi hành vi thái độ: Mẹ dành nhiều thời gian chơi với trẻ, tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi trẻ ăn, cho trẻ tự do chọn thức ăn.

+ Nên cho trẻ ăn thử nhiều loại thức ăn và ăn theo cấu trúc thức ăn:

5-6 tháng: đồ ăn nghiền hay giã nhuyễn (cháo nhuyễn)

7-8 tháng: đồ ăn mềm có thể ép nát bằng lưỡi (Cháo)

9-11 tháng: đồ ăn mềm có thể ép nát bằng răng (cháo hoặc cơm nát)

12-18 tháng: đồ ăn cứng hơn có thể cắn bằng răng (cơm nát)

Trên 18 tháng: ăn cơm hạt như người lớn

+ Có đôi lúc trẻ chỉ chấp nhận 2-3 loại thức ăn. Bố mẹ cần thử lại loại thức ăn trẻ chưa chấp nhận nhiều lần (> 11 lần) ở nhiều điều kiện khác nhau (không gian, màu sắc, kiểu dáng chén bát..)

+ Đừng bao giờ lén pha thuốc vào thức ăn của trẻ.

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Hãy tạo thói quen ăn uống tốt cho con ngay từ nhỏ.

1.2. Ở trẻ thiếu niên: Cách điều trị hiện nay là:

+ Tâm lý liệu pháp, các kỹ thuật thay đổi thái độ.

+ Phục hồi dinh dưỡng.

+ Các thuốc chống trầm cảm rất có ích đối với những bệnh nhân bị trầm cảm kết hợp biếng ăn do tâm lý.

2. Biếng ăn do bệnh lý nhiễm trùng, ký sinh trùng, tiêu hóa, răng miệng

+ Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng (đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn)

+ Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu (các vitamin nhóm B, các acid amin, đặc biệt là lysin và kẽm...)

+ Xổ giun định lý mỗi 6 tháng.

+ Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Điều trị sớm các bệnh lý ở răng miệng bằng các biện pháp thích hợp. Cho giảm đau trong trường hợp có đau nhiều (viêm miệng, viêm họng, mọc răng).

+ Bổ sung các vi khuẩn lactobacillus để tái lập thế quân bình của khuẩn giới ở ruột bị rối loạn sau điều trị kháng sinh.

3. Biếng ăn do sinh lý (khi trẻ biết ngồi, biết lật, biết đi...)

Hãy cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, làm các món ăn lạ và hấp dẫn. Giai đoạn này sẽ qua đi một cách tự nhiên.

4. Biếng ăn do sai lầm trong chế độ ăn và cách chế biến thức ăn:

Cần tránh những sai lầm sau:

+ Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn phần xác. Lâu ngày gây thiếu dưỡng chất làm cho trẻ chán ăn.

+ Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước hầm xương làm trẻ khó tiêu hoá.

+ Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.

+ Chất và lượng thực phẩm trong chén cháo hoặc bột không đủ.

+ Thức ăn đơn điệu làm cho trẻ chán ăn.

+ Bữa ăn quá nghèo nàn (chỉ có bột và thịt hoặc cá) làm trẻ bị thiếu một số acid amin tối cần và các vitamin. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn.

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Đừng vội cho con bổ sung thuốc bổ khi chưa rõ nguyên nhân.
tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Đừng lén pha thuốc vào thức ăn khiến bé sợ ăn.

- Công tác một thời gian dài ở Nhật Bản, bác sĩ thấy việc xử lý khi con biếng ăn của bố mẹ Nhật khác bố mẹ Việt như thế nào?

- Các mẹ Nhật có cách xử trí biếng ăn do tâm lý ở trẻ nhỏ có đôi chút khác ở Việt Nam, đó là:

+ Không cố gắng ép con ăn khi con không thích ăn, có thể dời thời gian ăn lại và thay vào đó là cho trẻ chơi, đi dạo hoặc cho bé ngủ một giấc ngắn.

+ Chế biến từng loại thức ăn riêng giúp trẻ cảm nhận hương vị và độ thô của thức ăn.

+ Dùng nước rau, hoặc củ quả luộc trong chế biến thức ăn.

+ Thử nhiều món ăn với nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau.

+ Cho trẻ ăn thô sớm.

+ Luôn cổ vũ con khi ăn làm trẻ luôn hứng thú và vui vẻ.

+ Luôn cố gắng hoàn thành bữa ăn trong 20-30 phút.

+ Cho trẻ ngồi ghế tập ăn và điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp để trẻ có thể nhìn rõ hết thức ăn. Kiên quyết không bế rong bé đi ăn.

+ Cho trẻ tự cầm thìa xúc ăn.

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Không nên ép con ăn.
tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo
Cho bé ăn thô sớm để bé được chủ động hơn khi ăn.

- Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian quý báu chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích với chuyên mục.

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo Bác sĩ Nhi chỉ cách sơ cứu nhanh chóng khi trẻ bị bỏng cồn

Khi trẻ bị bỏng cồn, bố mẹ hoặc người lớn ở cạnh cần xử lý tình huống nhanh chóng, sơ cứu kịp thời để hạn ...

tien si bac si nhi khoa giai dap thac mac con bieng an co nen cho uong thuoc bo Trình dược viên ‘đội lốt’ bác sĩ Nhi khoa tự ý kê thuốc cho hàng ngàn mẹ trẻ trên mạng

Thăm khám bệnh chỉ bằng những câu hỏi về triệu chứng thông thường và vội vàng kê hàng loạt các loại thuốc bổ, thực phẩm ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.