Gần một nửa học sinh bị bắt nạt vì là LGBT tại Anh
Theo một báo cáo của trường Stonewall năm 2017 và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình của Đại học Cambridge ở Anh, khảo sát hơn 3.700 học sinh là người đồng tính, chuyển giới và song tính thì gần một nửa số học sinh LGBT bị bắt nạt trong trường học vì sự khác biệt về bản dạng giới.
Đặc biệt là với học sinh chuyển giới, 64% học sinh thuộc nhóm này đã ghi nhận bị kỳ thị và đối mặt với bạo lực học đường. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc tạo một môi trường cởi mở, lành mạnh cho học sinh LGBT, nhưng hiện tại vẫn có rất nhiều trường chưa có sự hỗ trợ cụ thể và hiệu quả đối với người chuyển giới.
Cũng theo nghiên cứu này, những người chuyển giới có xu hướng bị tổn thương tâm lý trầm trọng, 2 trong 5 học sinh chuyển giới đã có hành động tự sát, trong khi với nhóm người đồng tính và song tính, biểu hiện tiêu cực này chỉ chiếm 1/5. Dường như các trường học cũng ít có khả năng chấm dứt tình trạng kỳ thị, bắt nạt người LGBT. Gần một nửa thiếu niên vẫn đang bị bắt nạt tại trường học vì là LGBT, và chỉ có 1 trong 5 học sinh LGBT được học về quan hệ tình dục đồng tính an toàn.
"Tôi cảm thấy như bất cứ điều gì tôi đang làm là vô ích. Ngay cả khi tôi đã làm tốt trong trường học, nó sẽ không quan trọng với mọi người bởi vì tất cả họ sẽ quan tâm là tôi là người đồng tính", Zoe, 12 tuổi, học sinh trung học, Anh.
"Một lần trong giáo dục giới tính, tôi đã hỏi về tình dục an toàn trong các mối quan hệ đồng tính và tôi được cho biết là 'không phù hợp' và 'điều đó không phù hợp cho buổi thảo luận trên lớp'. Tôi được yêu cầu rời khỏi phòng", Dorian, 13 tuổi, học sinh trung học, West Midlands.
Tỷ lệ bị bắt nạt do khác biệt xu hướng tính dục cao nhất ở xứ Wales, 54%, thấp nhất tại London, 40%.
Việt Pride - nơi kết nối hàng vạn trái tim | |
Sự thật đằng sau lời hứa bảo vệ cộng đồng LGBT của Tổng thống Trump | |
Wentworth Miller đã 'vượt ngục' kì thị LGBT như thế nào? |
Học sinh LGBT Việt Nam phải đối diện với điều gì ở trường học?
Chương trình Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT của tổ chức Save Children và Viện nghiên cứu Y – Xã hội học ISMS tại TPHCM đã đưa ra những con số thống kê cụ thể về các hình thức bắt nạt trong nhà trường đối với người LGBT như sau:
Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8%
Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%
Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4%
Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3%
Thực tế đã có nhiều bạn chia sẻ về câu chuyện của mình, khiến cộng đồng không khỏi ngỡ ngàng và xót xa. Không chỉ dừng lại ở vài ba câu nói, những hành động kỳ thị người LGBT đã đẩy lên đến đỉnh điểm khi có những trường hợp học sinh bị đánh đập, cô lập và đuổi chỉ vì sự “khác biệt” của mình.
"Có lần em đi vệ sinh thì có nguyên xô nước từ trên trời rơi xuống dội vào người. Những năm cấp hai, những lời đe dọa, miệt thị, bôi nhọ… ở trường học là chuyện thường ngày mà em phải đối diện. Em từng bị giáo viên đuổi ra ngoài vì… không bình thường”, V. - một người chuyển giới nam đang theo học tại một trường THPT tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) nghẹn ngào chia sẻ.
Đôi khi, chính học sinh LGBT lại phải chịu sự tổn thưởng vì một số thầy cô giáo trong nhà trường. Bà Nguyễn Lý Hiền Nga, người sáng lập ra tổ chức Women Who Make a Difference cho rằng: “Lẽ ra giáo viên phải là người bảo vệ các bạn khỏi bị bắt nạt thì họ lại là một trong những đối tượng bắt nạt các học trò là LGBT”.
Với bất kỳ công việc nào, hoạt động nào tại trường, lớp, những bạn học sinh LGBT vẫn thường được đối xử một cách “đặc biêt”. Nhiều bạn chia sẻ, việc bị phạt hơn lỗi mắc phải, bắt bẻ, chèn ép hay “khuyến mại” lỗi là điều thường xuyên xảy ra. Đáng nhẽ nhà trường phải là nơi giúp học sinh sống hòa đồng, thân thiện, phát triển nhân cách đúng đắn và phát huy được những tiềm năng của bản thần, thì ở đây, người LGBT luôn được mặc định là những kẻ “khác người”, “không bình thường”…
Năm 2017, toàn xã hội chứng kiến những sự kiện nổi bật của người LGBT, trong đó, không ít các chương trình đề cập đến vấn đề bạo lực học đường với người đồng tính, chuyển giới và song tính. Bên cạnh các talkshow về vấn đề này, nhiều cuộc triển lãm đã được tổ chức, có tác động không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về nạn bạo lực học đường với LGBT, góp phần xây dựng trường học an toàn, văn minh.
Triển lãm “Tôi lên tiếng” trưng bày những bức ảnh về bạo lực học đường và những người lên tiếng ủng hộ LGBTQ. (Ảnh: Bằng Giang). |
Thiết nghĩ, bạo lực học đường từ trước đến nay vẫn là nỗi nhức nhối của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đối với học sinh là người dị tính, những áp lực khi phải đối mặt với sự bất công, bắt nạt tại trường học có thể gây ra tổn thương tâm lý, sai lệch về nhận thức và tình cảm. Thì đối với học sinh LGBT, những chèn ép, đè nén tinh thần còn khủng khiếp hơn rất nhiều, khi các em bị chối bỏ vì chính bản ngã của mình.
Tìm lại chính mình đã gian nan, được sống đúng với những gì mình mong muốn lại là cả một hành trình đầy đau khổ. Về nhà, là sự hắt hủi của mẹ cha, gièm pha của láng giềng, đến trường cũng không tránh nổi những châm chọc từ bạn bè, sự mỉa mai từ thầy cô. Phải chăng bốn phía đều là những bức tường định kiến gai góc, cao vời vợi.
Chia sẻ trên Telegraph.co.uk, ông Ruth Hunt, Giám đốc điều hành Stonewall (Anh) đã phải thẳng thắn nói rằng: “Các trường học khác thường dạy học sinh về quan hệ tình dục đồng tính an toàn, tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển nhất của mỗi một học sinh thì trường chúng tôi lại không dạy điều đó, chính vì thế, chúng tôi nợ những người LGBT bài học này, bài học để giúp LGBT không phải đối mặt với sự kỳ thị, bặt nạt và họ phải được hỗ trợ để phát triển”.
Những sao Việt hết mình ủng hộ cộng đồng LGBT Thu Minh, Đông Nhi, Phương Thanh,... là ba trong những sao Việt tích cực ủng hộ cộng đồng LGBT. |
10 người LGBT quyền lực nhất nước Mỹ năm 2017 Power 50 là danh sách thường niên do tạp chí OUT bình chọn nhằm tôn vinh những nhân vật thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, ... |