Bấm nút thông qua Luật an ninh mạng: Có lo Facebook, Google rời Việt Nam?

Trước ý kiến băn khoăn về các tên tuổi lớn như Facebook, Google sẽ rời bỏ Việt Nam khi Luật an ninh mạng được thông qua, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Facebook, Google sẽ không rời khỏi Việt Nam vì những doanh nghiệp này sẽ phải cân nhắc rất nhiều.

bam nut thong qua luat an ninh mang co lo facebook google roi viet nam

Không ít người dùng lo ngại các ông lớn như Google, Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam với những quy định mới tại Luật An ninh mạng.

Như Dân trí đưa tin, với 423 đại biểu bấm nút tán thành, chiếm 86,86% tổng số đại biểu Quốc hội (15 đại biểu không tán thành, chiếm 3,08%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật an ninh mạng vào lúc 9h57 sáng 12/6 vừa qua.

Lo Google, Facebook rút khỏi Việt Nam

Theo khảo sát của các tổ chức quốc tế, tốc độ phát triển và phổ cập internet ở Việt Nam thuộc top 20 quốc gia có nhiều người sử dụng internet nhất trên thế giới.

Đáng lưu ý, Việt Nam còn xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng toàn cầu.

Những con số này cho thấy sự phổ biến của mạng Facebook trong xã hội Việt Nam, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên - thế hệ quyết định tương lai của đất nước.

Trong khi đó, Google gần như trở thành công cụ tìm kiếm mà toàn bộ dân số trên toàn thế giới đều sử dụng, không chỉ riêng tại Việt Nam. Theo ước tính, Google và Facebook đang sở hữu hơn 60% doanh thu quảng cáo điện tử toàn cầu

Trước đó, khi góp ý kiến vào dự Luật an ninh mạng, nhiều ý kiến lo ngại quy định yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam sẽ khiến những ông lớn này rút khỏi Việt Nam.

Trong một văn bản góp ý cuối năm ngoái, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thậm chí cho rằng, điều kiện này hiện trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

VCCI cho rằng, nếu quy định này là bắt buộc thì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh. Theo đó, nếu dự thảo được thông qua, viễn cảnh về việc Google, Facebook, những ông lớn về internet sẽ rút khỏi Việt Nam.

Đây cũng là lo ngại của không ít người dùng Việt khi số lượng người dùng mạng xã hội, internet tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

"Sẽ phải cân nhắc rất nhiều"

Chia sẻ quan điểm trái ngược, bên lề hành lang Quốc hội chiều 12/6, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng: Luật An ninh mạng được thông qua là cần thiết, nhất là trong bối cảnh sự xâm nhập của các trang mạng xã hội với quá nhiều thông tin không được kiểm chứng.

"Ở đây chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia lên trên trước các lợi ích thông thường khác. Bất cứ đại biểu nào, bất kể người dân nào cũng đều phải nhận thức vấn đề an ninh của tổ quốc là số 1”, ông Nhưỡng chia sẻ.

Trước ý kiến băn khoăn về các tên tuổi lớn như Facebook, Google sẽ rời bỏ Việt Nam khi Luật an ninh mạng được thông qua, ông Nhưỡng cho rằng, Facebook, Google sẽ không rời khỏi Việt Nam vì những doanh nghiệp này sẽ phải cân nhắc rất nhiều.

"Việt Nam là một thị trường rất lớn trên thế giới đã mang lại cho những doanh nghiệp này nhiều lợi ích. Vì vậy, tôi tin rằng, Facebook, Google sẽ hợp tác với chúng ta và củng cố thêm những điều kiện để doanh nghiệp hoạt động", ông nói.

Vị đại biểu tỉnh Bến Tre cũng cho rằng, Luật An ninh mạng hướng tới đối tượng phạm tội chứ không phải phong tỏa quyền công dân. Quan điểm là Luật An ninh mạng phải tập trung cao độ vào việc phòng chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm mạng.

"Chúng tôi cũng khẳng định, trong quá trình luật đi vào cuộc sống, Quốc hội sẽ tiếp tục giám sát, nếu thấy cần thiết sẽ có những đề xuất để điều chỉnh, đảm bảo luật có chất lượng ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện hơn. Luật pháp là một quá trình, có thể phát sinh, phát triển, đến một lúc thấy không còn phù hợp thì sẽ được điều chỉnh", ông nói.

Google, Facebook mở trung tâm dữ liệu là hoàn toàn khả thi

Theo báo cáo trình Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, các Hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh.

Do đó, việc Việt Nam áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật này là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia.

Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đến nay, đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia, báo cáo nêu rõ.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì hiện nay, Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hồng Kông và Singgapore.

Nếu quy định của luật này có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Trường hợp trung tâm dữ liệu được đặt ở Việt Nam tuy có gia tăng thêm chi phí của doanh nghiệp, nhưng là quy định cần thiết phải đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng của nước ta.

Với quy định này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài cũng như hoạt động sử dụng dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước cũng sẽ có những điểm thuận lợi nhất định; nếu gặp sự cố gián đoạn sẽ được xử lý nhanh hơn; cơ quan chức năng sẽ quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này; khi có hành vi xâm phạm an ninh mạng, việc phối hợp xử lý thông tin và hành vi vi phạm sẽ hiệu quả và khả thi hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, căn cứ quy định của luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này, nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp.

bam nut thong qua luat an ninh mang co lo facebook google roi viet nam Không gian mạng - lợi ích và thách thức: Cần thiết luật An ninh mạng

Không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng mang lại những thách thức to lớn đối với các ...

bam nut thong qua luat an ninh mang co lo facebook google roi viet nam Luật An ninh mạng: Không lo Facebook, Google rời bỏ Việt Nam

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc ban hành luật An ninh mạng là cần thiết để tạo hành lang nhất định, chứ không tạo ...

bam nut thong qua luat an ninh mang co lo facebook google roi viet nam Tin nóng trong ngày 12/6: Luật An ninh mạng được thông qua, nghi phạm sát hại tài xế ở Hải Dương sa lưới

Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua và thông tin về việc bắt giữ nghi phạm gây ra vụ sát hại tài xế ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.