Bằng xuất sắc cũng không có 'cửa' vào biên chế!

Nguyễn Thị Bích Ngọc ôm tấm bằng sư phạm tiểu học loại xuất sắc với mong muốn được gắn bó với bảng đen, phấn trắng và cô cậu học trò. Nhưng từ năm 2015 tới nay, Ngọc vẫn... thất nghiệp.

6h đi dạy ở trường đến 17h

Nguyễn Thị Bích Ngọc quê Hiệp Hoà, Bắc Giang. Năm 2011, Bích Ngọc thi Đại Học Sư phạm Hà Nội nhưng không đỗ. Về quê xét nguyện vọng học Trung cấp, sau đó Bích Ngọc học liên thông Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Năm 2015, Bích Ngọc tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc.

Bích Ngọc xin dạy hợp đồng ở một trường tiểu học tại TP Bắc Ninh. Nhưng sau đó cô đã bị loại vì... học bằng liên thông!

Tới nay, đã không còn theo nghề giáo viên nhưng mỗi lần nhắc đến nghề, Bích Ngọc lại rưng rưng. Bích Ngọc tâm sự: “Khi đó, mình chỉ là giáo viên dạy hợp đồng của một trường tiểu học ở thành phố Bắc Ninh, công việc của mình khá bận rộn. Ban đầu mới vào mình lấy sự bận rộn ấy làm niềm vui, động lực phải theo nghề. Nhưng thời gian sau mình nhận thấy rằng công việc thật sự rất áp lực.

bang xuat sac cung khong co cua vao bien che
Những buổi đứng lớp giảng bài cho học sinh bây giờ chỉ còn lại trong ký ức của Bích Ngọc.

Mình làm tổng phụ trách đội, liên tục phải giải quyết những vấn đề về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, quản lý học sinh khi các em tham gia hoạt động bên ngoài. Lứa tuổi tiểu học các em lại hay táy máy, tò mò với nhiều thứ xung quanh nên sức nặng công việc ngày càng lớn.

Mình nghĩ giáo viên và cả gia đình đều phải có phần nghiêm khắc thì mới có thể rèn giũa được các em. Thế nhưng nhiều gia đình quen nuông chiều con cái của họ nên học sinh đâm ra nghịch và hư. Muốn quát mắng nhiều để các học sinh có nề nếp nhưng lại có nhiều hạn chế vì mình chỉ là giáo viên hợp đồng. Nếu bị “soi” thì càng dễ mất việc, bởi ngoài kia những người trông chờ vào suất của mình không ít.

bang xuat sac cung khong co cua vao bien che
Tuy không được làm cô giáo như gia đình và bản thân mong đợi nhưng công việc hiện tại giúp Bích Ngọc vui và thu nhập tốt.

Học sinh của trường học kém nhưng chương trình giáo dục của trường lại đổi mới quá nhanh và quá nhiều, càng khó khăn để học sinh theo được. Kết quả thì trên lớp mình dạy nhưng về nhà các em cũng chẳng dễ dàng gì để theo vì kiến thức nặng.

Trong khi đó, lương giáo viên lại giảm đi so với lúc đầu mình bắt đầu vào dạy. Để bù vào lương bị giảm, mình nhận thêm công việc gia sư vào buổi tối để có thêm thu nhập. Cuối tuần mình còn tranh thủ đi làm thêm ở vài chỗ.

Thời gian biểu của mình cứ lặp đi lặp lại: 6h đi dạy ở trường đến 17h, ăn vội bữa cơm rồi đến nhà học sinh dạy gia sư, đến tối muộn mới về tắm giặt, soạn giáo án đến 1h sáng mới được nghỉ ngơi. Cuối tuần cũng khó dành thời gian đi chơi với bạn bè.

Nhiều khi cũng muốn bỏ mấy công việc làm thêm lắm nhưng nếu bỏ thì lấy tiền đâu trang trải cho cuộc sống, tiền thuê nhà trọ, tiền ăn cả tiền xăng xe nữa chứ!

Sang năm học tiếp theo, trường nhận vào 21 giáo viên biên chế, nhưng trong đó lại không có mình bởi hồ sơ của mình là liên thông, dù có thành tích xuất sắc cũng không được nhận".

Buôn bán online, kiếm gấp chục lần lương giáo viên

Bích Ngọc không được nhận dạy hợp đồng tiếp nên... thất nghiệp. "Thất vọng vì mình đã gắn bó với trường lớp đó được một thời gian không dài nhưng đó là những tháng ngày mà mình tận tụy với công việc nhất. Bạn bè cũng trách mình bỏ bê bản thân không chịu tự chăm sóc mình. Giờ nghĩ lại vẫn thấy phục mình trong những ngày ấy.

Đến năm sau thì mình không về đó dạy nữa vì biết chẳng còn cơ hội. Còn yêu nghề nhưng áp lực từ công việc, từ chi phí trang trải cho cuộc sống nên mình nghĩ đến việc đổi nghề. Bây giờ mình chuyển sang kinh doanh nhưng nhiều khi vẫn nhớ nghề đến day dứt. Mỗi lần nhìn thấy đám học trò đùa vui với nhau mình lại có suy nghĩ hay là quay lại với nghề. Nhưng với mình đó có lẽ chỉ là trong mơ thôi!", Bích Ngọc tâm sự.

Chia sẻ về công việc hiệu tại, chị Ngọc cho biết bây giờ chị kinh doanh online về mặt hàng thời trang công sở, quần áo trẻ em. Làm ở nhà nên dù có bận rộn với công việc nhưng vẫn có thời gian chăm sóc cho bản thân, làm đẹp, quan tâm đến bố mẹ, bạn bè nhiều hơn trước kia.

“Công việc vất vả vì bây giờ mình đang trong thời gian khởi nghiệp, tìm kiếm khách hàng, chốt đơn và ra bưu điện gửi hàng cho khách. Khách hàng có cả khách mua lẻ và khách buôn, đơn hàng từ 1,2 sản phẩm đến cả trăm sản phẩm. Mỗi tháng trừ đi các chi phí mình vẫn để dành được 30 triệu đồng”, chị Ngọc chia sẻ.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030
Nam Định được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng điểm qua những thông tin nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.