Với việc doanh thu từ vận tải hàng không nội địa của nhiều hãng bay Việt đang đi ngang hoặc không đạt kế hoạch tăng trưởng, mở đường bay quốc tế đang được xem là cửa sáng.
Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không trong 9 tháng đầu 2019 đã đạt gần 10,2 triệu lượt, tăng 31,8% so với cùng kỳ 2018. Cộng hưởng với nhu cầu du lịch nước ngoài tăng nhanh của người Việt, các đường bay quốc tế đang sinh lời tốt cho các hãng bay.
Trong 5 tháng gần nhất, Vietnam Airlines liên tục mở thêm các đường bay quốc tế tới các điểm đến trong khu vực. Các đường bay này chủ yếu tập trung nối các thành phố lớn của Việt Nam tới các điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực.
Các hãng hàng không Việt Nam đang liên tục mở thêm các đường bay quốc tế trong bối cảnh thị trường hàng không nội địa bão hòa, nghẽn cổ chai vì hạ tầng. (Ảnh: Hoàng Hà).
Cuối tháng 10, hãng đã khai trương đường bay
Cuối tháng 7, hãng cũng khai trương đường bay kết nối Busan, thành phố lớn thứ 2 Hàn
Đến cuối quý III/2019, tổng số đường bay của Vietjet Air đã đạt được 127 đường, tăng 24 đường bay so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là các đường bay quốc tế.
Lãnh đạo hãng từng khẳng định ưu tiên trong năm 2019 sẽ là bay quốc tế bởi thị trường có dư địa lớn để phát triển, biên lợi nhuận tốt nhờ doanh thu phụ trợ và lợi thế chi phí nhiên liệu thấp, đồng thời giúp hãng bay gia tăng nguồn ngoại tệ.
Chia sẻ với phóng viên Reuters bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Du lịch Hàng không Châu Á do CAPA tổ chức, CEO của Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết hãng đang có kế hoạch với các tuyến bay mới đến khu vực Trung Đông, Đông Âu và Australia với 20 máy bay thân hẹp tầm xa Airbus A321XLR mới đặt hàng vào tháng trước.
Khẳng định này trùng khớp với thông tin mà Thủ hiến bang Victoria (Australia), ông Daniel Andrews, chia sẻ trên mạng xã hội. Theo ông Andrews và hàng loạt tờ báo của Australia đăng tải, hãng hàng không giá rẻ đến từ Việt Nam sẽ bắt đầu khai thác các chuyến bay thẳng giữa sân bay quốc tế thứ hai của Melbourne là Avalon và TP HCM trong quý II/2020.
Đơn hàng mua 20 chiếc A321XLR cũng thể hiện tham vọng khai thác những đường bay dài của Vietjet Air. Những chiếc A321XLR đầu tiên trong đơn hàng này sẽ được bàn giao cho hãng từ năm 2023. Đây là dòng máy bay có tầm bay 8.704 km, có thể bay thẳng từ Việt Nam tới Trung Đông và Đông Âu mà không cần dừng tiếp nhiên liệu.
Dù mới cất cánh chưa tròn một năm, hãng bay của tỉ phú Trịnh Văn Quyết đã nhắm tới những đường bay quốc tế hấp dẫn, cạnh tranh trực tiếp với hai ông lớn là Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Bamboo Airways sẽ đối đầu trực tiếp với Vietnam Airlines và Vietjet Air trong tham vọng có miếng bánh trên những đường bay quốc tế hấp dẫn. (Ảnh: BAV).
Điểm đến quốc tế đầu tiên mà Bamboo Airways thiết lập đường bay là Hàn Quốc. Hãng đã bắt đầu khai thác đường bay tới Seoul từ tháng 10 với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày.
Trước đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên được Bamboo Airways lựa chọn để khai thác đường bay quốc tế dưới hình thức bay thuê chuyến kể từ tháng 4 tới các điểm đến như Seoul, Jeju.
Một điểm đến cũng được Bamboo Airways sớm tiếp cận là Đài Loan. Hãng đã khai thác các chuyến bay đầu tiên đến Đài Loan theo 2 chặng khứ hồi Đà Nẵng - Đài Bắc, Hà Nội - Đài Nam từ cuối tháng 4.
Trong tương lai gần, hãng bay của Tập đoàn FLC đã lên kế hoạch kết nối các thành phố lớn của Việt Nam với các điểm đến trong khu vực như Bangkok, Singapore, Seoul, Siem Reap…