Zing.vn lược dịch bài viết của The Nation.
Năm 2008, Bill Gates đã là người giàu nhất thế giới. Nhưng đồng thời, ông cũng vướng phải hàng loạt cuộc chiến pháp lí xung quanh hoạt động kinh doanh độc quyền, giúp Bill vươn mình trở thành tỉ phú có tài sản khổng lồ. Chính những vụ kiện này đã buộc Microsoft chi trả hàng tỉ USD tiền phạt lẫn phí hòa giải.
Trong một bài phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Gates nhắc đến những lùm xùm khi xưa với các cơ quan quản lí chống độc quyền. “Tôi vẫn có thể giải thích những sai lầm của chính phủ, nhưng bây giờ nó đã không còn quan trọng nữa. Với cá nhân tôi, ưu tiên hàng đầu giờ là quỹ từ thiện”.
Việc Gates cho rằng Microsoft là nạn nhân của các quy định chống độc quyền quá mức có thể giải thích cho chủ trương laissez-faire (tự do phóng nhiệm) của quỹ từ thiện.
Quỹ Gates trao tiền cho các tổ chức thúc đẩy quy định cũng như chính sách của chính phủ, nhằm kết nối kinh doanh, bao gồm Hiệp hội Thông tin Dược (điều hành bởi Big Pharma) và Viện Khoa học Đời sống Quốc tế (do Big Ag tài trợ).
Ông cũng tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận và nhóm vận động muốn hạn chế vai trò của chính phủ, hoặc hướng sự giúp đỡ vào lợi ích kinh doanh như Viện Doanh nghiệp Mỹ (6,8 triệu USD), Quỹ Văn phòng Nông nghiệp Mỹ (300.000 USD), Hội đồng Giao dịch Lập pháp Mỹ (220.000 USD) và nhiều tổ chức liên kết với Phòng Thương mại Mỹ (15,5 triệu USD).
Xuyên suốt từ 2011 đến 2014, The Gates Foundation đã trao cho InBloom 100 triệu USD cho sáng kiến công nghệ giáo dục giải quyết tranh cãi xung quanh những vấn đề về thu thập dữ liệu cá nhân cũng như thông tin sinh viên. Theo Diane Ravitch, giáo sư tại đại học New York, InBloom minh họa phong cách Gates là “thúc đẩy công nghệ trong trường học, thay thế giáo viên bằng máy tính”.
“Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của Microsoft”, Ravitch nói. “Nhưng xa hơn nữa, quỹ Gates không cần phải kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh này. Họ có lợi ích về ý thức hệ trong thị trường tự do”.
Giáo dục không phải lĩnh vực duy nhất mà ý thức hệ của Gates chồng chéo với lợi ích tài chính của ông. Lợi nhuận ròng của Microsoft phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo vệ bằng sáng chế phần mềm.
The Gates Foundation đã ủng hộ rất mạnh mẽ và nhất quán các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả những công ty dược phẩm mà họ hợp tác. Những biện pháp bảo vệ bằng sáng chế này bị chỉ trích rộng rãi vì đã nâng giá các loại thuốc cứu sinh, đặc biệt ở nhiều nước đang phát triển.
“Ông ấy sử dụng quỹ từ thiện của mình để thúc đẩy chương trình nghị sự ủng hộ quyền sở hữu trí tuệ về thuốc, đặc biệt ở những nước nghèo”, James Love, điều hành tổ chức phi lợi nhuận Knowledge Ecology International cho biết.
“Gates là một trong những nhà cánh hữu của phong trào y tế công cộng. Ông luôn cố gắng thúc đẩy mọi thứ theo hướng kinh doanh chuyên nghiệp. Ông là thần hộ mệnh cho các công ty dược phẩm lớn, nhưng cũng hủy hoại những thứ để thuốc có thể đến tay người nghèo. Thật kì lạ là dù Gates chi ra rất nhiều tiền để chống nghèo đói, nhưng cũng góp phần cản trở nhiều cải cách sửa đổi”, ông James nói.
Quỹ Gates không cần kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh. Họ có lợi ích về ý thức hệ trong thị trường tự do", Diane Ravitch, giáo sư tại đại học New York".
Hợp tác giữa quỹ Gates với những công ty vì lợi nhuận đã tạo ra mớ hỗn độn mâu thuẫn vì lợi ích. Trong đó, ba ủy viên chính, Bill, Melinda Gates cùng với Buffett, được coi như những người được hưởng lợi chính từ hoạt động từ thiện của nhóm.
Berkshire Hathaway của Buffet hưởng lợi hàng tỉ USD trong đầu tư vào các công ty mà quỹ Gates hỗ trợ như Mastercard hay Coca-Cola. Từ lâu, Bill Gates đã ngồi vào ghế điều hành tại Berkshire, và chỉ mới tuyên bố rời đi gần đây. Tuy vậy, ông và quỹ Gates cũng nắm giữ hàng tỉ USD cổ phần trong công ty đầu tư này.
Những hoạt động của quỹ cũng chồng chéo với hoạt động của Microsoft (Gates tuyên bố tuần trước là sẽ rời hội đồng quản trị công ty, nhưng vẫn giữ vai trò cố vấn công nghệ). Chương trình 200 triệu USD của The Gates Foundation cải thiện thư viện công cộng hợp tác với Microsoft bị chỉ trích cố tình “tạo ra thị trường” cho các sản phẩm của Microsoft và bôi trơn doanh số.
Cùng lúc đó, Microsoft cũng làm việc với những nhà nghiên cứu của quỹ Gates để đầu tư tiền nghiên cứu bùng nổ dịch bệnh qua muỗi. Cả hai dự án đều liên quan đến chế tạo robot và bẫy để thu thập và phân tích muỗi.
“The Gates Foundation và Microsoft hoàn toàn riêng biệt. Công việc của chúng tôi hoàn toàn không liên quan đến Microsoft”, người phát ngôn quỹ Gates nói.
Năm 2002, Wall Street Journal cho biết quỹ Gates đã đầu tư vào Cox Communications cùng lúc Microsoft đang thảo luận với Cox về các vấn đề kinh doanh. Điều đó khiến những chuyên gia thuế đặt ra câu hỏi về vấn đề xử phạt khi các quỹ từ thiện dùng danh nghĩa để trục lợi cá nhân.
Sở thuế vụ Mỹ rốt cuộc đã nói không, đồng thời cho biết luật pháp liên bang cấm họ thảo luận về những tổ chức hay cá nhân nộp thuế cụ thể.
Gates nổi tiếng kín tiếng trong các khoản đầu tư cá nhân. Để biết được khoản tiền ông kiếm được từ các hoạt động của quỹ hay mức tài sản thực tế của ông là việc không dễ dàng.
“Rất khó để phân tách Microsoft, tài sản, nguồn đầu tư cá nhân của Bill và quỹ từ thiện”, Ralph Nader, một trong những nhà phê bình Microsoft kịch liệt nhất những năm 1990 nhận định.
“Có rất ít sự giám sát của truyền thông xung quanh tất cả những thứ đó”, ông nói.
Rất khó để phân tách Microsoft, tài sản, nguồn đầu tư cá nhân của Bill và quỹ từ thiện”, Ralph Nader, chuyên gia nghiên cứu Microsoft những năm 1990.
Xung đột lợi ích rõ ràng nhất của quỹ có lẽ là khoản tài trợ dành cho các công ty có lợi nhuận mà quỹ đầu tư như Merck hay Unilever. Nhà phát ngôn của quỹ cho biết họ đã cố gắng tránh mâu thuẫn tài chính như vậy, nhưng rất khó, vì các khoản đầu tư và từ thiện đã được ngăn cách để tách biệt hoạt động của họ.
Ở một số nơi, The Gates Foundation móc nối rõ ràng hoạt động đầu tư và từ thiện.
“Quỹ đầu tư chiến lược” của Gates được thành lập để "thúc đẩy từ thiện không tạo ra thu nhập đầu tư", bao gồm 7 triệu USD cổ phần trong AgBiome, cũng như những nhà đầu tư như công ty hóa chất Monsanto và Syngenta. Quỹ cũng đã trao 20 triệu USD phát triển hóa chất nông nghiệp cho nông dân châu Phi.
Tương tự, quỹ Gates có 50 triệu USD cổ phần tại Intarcia và 8 triệu USD ở Just Biotherapeutics, với số tiền tài trợ lần lượt là 25 triệu USD, 32 triệu USD cho phát triển nghiên cứu HIV và sốt rét. Tại thời điểm đó, quỹ cũng đã nắm 48% cổ phần tại công ty chẩn đoán HIV là Zyomyx, vốn đã nhận hàng triệu USD tiền ủng hộ từ quỹ trước đây.
Khi được hỏi về những mâu thuẫn lợi ích rõ ràng này, quỹ cho biết khoản tài trợ và đầu tư “đơn giản là hai công cụ để tiếp tục các mục tiêu từ thiện”.
Khi Gates bắt đầu thành lập quỹ vào năm 1994, ông để cha mình, Bill Gates Sr, phụ trách. Ông vốn là luật sư nổi tiếng ở Seattle, đồng thời là nhà lãnh đạo dân sự, ủng hộ các vấn đề liên quan bất bình đẳng trong thu nhập.
Chuck Collins, người thừa kế tập đoàn thực phẩm Oscar Meyer, cho biết Gates Sr đã tổ chức thành công một chiến dịch quốc gia vào cuối những năm 1990, đầu 2000 để xây dựng quyền lực chính trị về bảo vệ thuế bất động sản, thuế đánh vào tài sản của những người giàu để lại sau khi họ qua đời.
"Một người giàu được quyền lựa chọn nộp thuế bất động sản hay quyên góp cho các trường đại học, nhà thờ hay từ thiện", Bill Gates Sr.
Trong các cuộc phỏng vấn, Gates Sr cho biết công việc vận động của ông không phải tạo ra doanh thu thuế mà là để truyền cảm hứng từ thiện.
“Một người giàu được quyền lựa chọn giữa việc nộp thuế bất động sản hay quyên góp cho các trường đại học, nhà thờ hay từ thiện của mình”, ông nói.
Bởi khi người giàu chia sẻ sự giàu có của họ, chính là lúc họ đang giảm thiểu phần tài sản mà thuế bất động sản đang nhắm tới. Theo đó, giới siêu giàu Mỹ tự quyết định giữa việc trả thuế hay quyên góp từ thiện, bao gồm các nhóm có ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ. Trong một vài khía cạnh, đây chính là cách mà hệ thống thuế ở Mỹ hoạt động với giới tỉ phú.
“Bạn càng giàu thì càng có nhiều lựa chọn giữa nộp thuế hay quyên góp”, Collin nói. Buffett và Gates đã tuyển hàng trăm triệu phú và tỉ phú, kí cam kết Giving, như một lời hứa quyên góp phần lớn tài sản của họ cho từ thiện. Vài cam kết trong số ấy trích dẫn rõ ràng đây như một cách thay cho nộp thuế.
Cũng theo Collins, Bill Gates Sr. có quan điểm đa chiều, bao gồm việc hạn chế lợi ích thuế của các tỉ phú.
“Ông ấy nói với tôi rằng việc con mình có thể đưa 80 tỉ USD lúc đó cho quỹ chẳng hạn và không phải trả bất cứ phí thuế nào thật sự là vấn đề”, Collins nhớ lại. “Quan điểm của ông ấy - Gates Sr - là nên có giới hạn về số lượng tài sản quyên góp, nơi mà bạn có thể có khấu trừ thuế”.
Trong khoản thời gian Collins và Gates Sr gây áp lực lên Quốc hội để đảm bảo người giàu trả phần thuế công bằng cho họ, Bill Gates ráo riết tìm cách giảm thuế. Theo văn phòng thẩm định cho King County và cả Seattle, Microsoft đã đệ trình 402 đơn kháng cáo về thuế tài sản của công ty.
Tương tự, một cuộc điều tra của Thượng viện vào năm 2012 cho thấy Microsoft sử dụng các công ty con ở nước ngoài để tiết kiệm hàng tỉ USD tiền tiền thuế. Theo tờ The Seattle Times, Microsoft đã tiêu tốn hàng thập kỉ để tạo ra các rào cản sinh lợi, giảm thuế xoay quanh lợi nhuận của công ty.
Bill Gates vẫn có cách để trở thành một người có tiếng nói hàng đầu, tiến bộ trong chính sách thuế. Mỗi năm vào khoảng thời gian thu thuế, ông cùng Buffett đều xuất hiện trên các phương tiện truyền thông kêu gọi chính phủ tăng thuế đối với người giàu bằng cách đưa ra những con số ít ỏi mà họ phải trả.
Nhưng một vài chính sách không thực sự ảnh hưởng đến sự giàu có của họ. Chẳng hạn như việc thúc đẩy thuế bất động sản sẽ không tác động mấy nếu họ quyên góp từ thiện.
Mặt khác, Gates, cùng với dàn tỉ phú ngày càng phát triển, cũng công khai trì hoãn thuế tài sản được đề xuất, dưới sự hỗ trợ của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và ứng cử viên tranh cử tổng thống Bernie Sanders. Thuế tài sản đề xuất vốn đánh vào phần trăm tỉ lệ tài sản của tỉ phú mỗi năm, hạn chế tích lũy của cải và số tiền chi cho từ thiện.
Đô thị 20:10 | 12/07/2020
Đô thị 20:07 | 12/07/2020
Nhà đất 12:15 | 06/07/2020
Nhà đất 06:50 | 05/07/2020
Nhà đất 07:22 | 03/07/2020
Đô thị 06:58 | 01/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020