Trong bộ sưu tập hơn 200 bức tượng phật tại Bảo tàng Phật giáo tại Đà Nẵng từ nhiều thế kỷ, bức tượng bằng bạch ngọc "Quán âm tống tử" khiến các nhà nghiên cứu lịch sử chú ý. Đây vật phẩm từ cung đình triều Nguyễn của một bà chánh cung và vô tình được người dân phát hiện rồi hiến tặng cho chùa. Nhiều người đã tới bức tượng này để cầu con.
Kỷ vật vô giá
Nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, chùa Quán Âm Đà Nẵng là nơi lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá về các bức tượng phật có từ nhiều thế kỷ. Đáng chú ý bức tượng "Quan Âm tống tử" khiến cho các nhà nghiên cứu ngạc nhiên bởi sự quý giá về mặt lịch sử, nghệ thuật đối với lịch sử nước nhà.
Xem lại sử sách, vị tiến sĩ này cho biết vào năm 1835, người dân núi Hòa Điền (Quảng Nam) phát hiện được bạch ngọc và dâng vào cung cho chúa Nguyễn. Đó cũng là thời kỳ cai trị của vua Minh Mạng (trị vì từ năm 1820-1841). Tuy nhiên, tiến sĩ Chiến cũng thừa nhận khả năng thứ hai là bức tượng bạch ngọc có nguồn gốc ngọc từ Myanmar hay Trung Quốc.
Thượng toạ Thích Huệ Vinh bên cạnh bức tượng. |
Thượng tọa Thích Huệ Vinh (trụ trì chùa Quán Âm) cho biết: "Bức tượng này đã qua nhiều đời và thậm chí có thời gian lưu lạc, mất tích khi triều Nguyễn sụp đổ. Tới khi một người dân đào giếng nước vô tình phát hiện được kỷ vật vô giá này. Sau khi lưu lạc từ Huế vào Đà Nẵng, người nhà của bà hoàng triều Nguyễn cũng giấu kín nhiều năm qua và mãi sau này mới công bố khi hiến tặng chùa chùa Quan Âm khi biết tin chùa Quán Âm sưu tầm cổ vật liên quan Phật giáo để mở Bảo tàng văn hóa Phật giáo. Người phụ nữ ấy chia sẻ mình vốn là con cháu mấy đời của chánh cung hay hoàng hậu trong cung vua".
Đây là bức tượng được bà hoàng vô cùng yêu quý và sủng ái. Bà hoàng rất mong có được "thai rồng" cho vua nên ngày đêm thắp hương, niệm phật và để bức tượng "Quan Âm tống tử" ở vị trí trang trọng nhất trong cung.
Theo người nhà của bà hoàng kể lại, dưới đế của bức tượng được phủ vàng nhưng do thời gian cũng như lưu lạc, bệ vàng phía dưới chân bức tượng cũng không còn. Tuy nhiên, vẻ đẹp và sự quý giá của bức tượng vẫn không hề mai một. Bức tượng "Quan Âm tống tử" được làm từ bạch ngọc nguyên khối quý hiếm; có chiều cao 29 cm, rộng 16,5 cm và nặng khoảng 5 kg.
Quốc bảo thời Vua Tự Đức?
Theo giả thuyết của tiến sĩ Lê Đình Tiến, bức "Quan Âm tống tử" được làm từ bạch ngọc người dân núi Hòa Điền (Quảng Nam) cống nạp ra Phú Xuân cho vua vào năm 1835. Nếu chiếu theo lịch sử cũng là thời điểm vua Minh Mạng (trị vì 1820-1841) hoặc vua Thiệu Trị (trị vì 1821 - 1847). Tuy nhiên, nhiều khả năng bức tượng quý này xuất hiện dưới triều vua Tự Đức (trị vì 1847-1883).
Bức tượng rất đặc biệt khi mang hình dáng Phật Quan âm bồng con |
Dù sở hữu hai bài thuốc "nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" và "nhất dạ lục giao sinh tứ tử" (còn được gọi là Minh Mạng Thang) từ ông nội, nhưng vua Tự Đức lại không có được niềm vui như vua Minh Mạng. Nếu vua Minh Mạng có sinh lực dồi dào, hưởng nhiều thú vui đời sống tình ái và sinh ra 142 người con, vua Tự Đức lại mắc bệnh vô sinh và không có người nối dõi. Ông vua này từng ra chỉ dụ vào năm Bính Tý (1876) để thưởng công cho người giúp mình chữa được bệnh vô sinh. Tuy nhiên, mọi hy vọng của vị vua thứ 4 triều Nguyễn vẫn không thành.
Theo sử sách cũ ghi, Vua Tự Đức tuyển nhiều mỹ nhân tiến cung làm phi tần, tổng cộng ông có đến 103 người vợ. Nhưng đến năm 35 tuổi vẫn chưa có con, thậm chí vua còn hạ cố lấy một phụ nữ đã qua một đời chồng, có nhiều con mà vẫn không thành.
Lúc này, Vua Tự Đức đặt niềm tin vào tâm linh sai người đi cầu tự giúp vua tại chùa, đền, đình miếu có tiếng linh thiêng, cầu mong Trời, Phật, Thần, Thánh phù hộ cho đạt được ước nguyện.
Bức tượng là một trong những kỷ vật rất quý giá được lưu giữ |
Cùng với đó ông còn sợ chữ Thiên phạm húy với Trời nên đổi tên một số chùa ở Huế như Thiên Mụ đổi thành Linh Mụ, Thiên Ấn đổi thành Từ Ân…, lý do cho hợp lẽ trời đất để cầu tự có con trai kế thừa ngôi báu, nhưng vẫn không thành. Rất có thể bức bạch ngọc "Quan Âm tống tử" được sinh ra trong thời điểm đó và năm trong số 103 người vợ của Vua Tự Đức, khi mong muốn có được đứa con cho vua Tự Đức.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết cùng nhà chùa đưa ra một số cổ vật cho các chuyên gia đánh giá, trong đó có pho tượng bằng bạch ngọc "Quan Âm tống tử" và trên cơ sở đó lập hồ sơ để trình các cấp đưa vào danh sách bảo vật quốc gia.