Làm mất thẻ từ mở cửa phòng ở Cô Tô, khách bị yêu cầu đền bù 3 triệu đồng gây bức xúc |
Mới đây, tài khoản facebook Mốc Mốc đã đăng tải bài viết trên trang mạng xã hội phản ánh về tình trạng 'chặt chém' khách du lịch tại đảo Cô Tô, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cụ thể với nội dung như sau:
Chưa kể đến thái độ phục vụ khách không hề niềm nở, xin nước sôi pha sữa cho con mãi mới được một ấm nước nhỏ. Hôm sau có phản ánh thì họ bảo rằng muốn dùng nước sôi thì phải xuống tầng 1 dùng. Đi xe điện thì chi phí cao gấp 3 lần bên ngoài (giá thuê xe điện 100.000 đồng/ người trong khi giá thuê bên ngoài là 30.000 đồng/ người)"."Điện ở khách sạn thì yếu có điều hòa cũng như không, nóng kinh khủng. Đêm cả nhóm muốn ra ngoài ăn thì khách sạn không cho ra ngoài ăn mà lúc đó có 11h30. Vì hội mình đi có trẻ con nên bất cẩn làm mất chìa khóa thì chủ khách sạn yêu cầu phải đền bù 3 triệu đồng. Trong khi đó, trên nội quy thuê phòng thì ghi là mất khóa phòng đền 300.000 đồng nhưng đến lúc thanh toán thì chủ khách sạn bảo là do đánh máy nhầm chưa có thời gian in lại. Sau một hồi lời qua tiếng lại thì giảm xuống còn 1,5 triệu đồng.
Bảng hóa đơn thanh toán gây bức xúc vì không rõ ràng, cụ thể. |
Vụ việc này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều du khách cảm thấy hoang mang và ngán ngẩm trước vấn nạn 'chặt chém' tại các điểm du lịch khi cách đây không lâu, Đồ Sơn cũng rơi vào trường hợp tương tự.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng vài tiếng đồng hồ kể từ lúc tài khoản facebook Mốc Mốc đăng tải bài viết tố dịch vụ tại Cô Tô 'chặt chém' du khách, tài khoản Nguyen Huong đã có bài chia sẻ như một 'lời thanh minh' cho hòn đảo xinh đẹp này và nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ, dập tắt nỗi hoang mang cho du khách.
Cụ thể Nguyen Huong chia sẻ:
"Công nhận việc đi tàu gặp biển động hoặc cấm tàu là 1 trải nghiệm kinh hoàng. Tuy nhiên nếu số đen đi vào đúng đợt thời tiết xấu, thì cho dù Cô Tô, Quan Lạn hay Cát Bà, Lý Sơn… cũng đều như nhau. Lỗi k phải ở Cô Tô, mà là do thời tiết.
Một số bạn chê dịch vụ không có gì. Tất nhiên. Các bạn muốn 1 nơi vừa hoang sơ sạch sẽ, vừa có dịch vụ tốt? Mình nghĩ bây giờ không có chỗ nào được như vậy đâu.
Có bạn nói Cô Tô bây giờ toàn rác? Mình không đồng ý. Vì biển không tự nhiên sinh ra rác. Mình nghĩ các bạn nên trách những người khách du lịch đã xả rác ra biển, hơn là chê biển. Tất cả đều là ý thức. Mình dạy 2 bé nhà mình k được xả rác ra ngoài. Các cháu uống sữa, nhưng k bao giờ vứt hộp ra ngoài đường mà toàn tìm thùng rác để vứt, nếu k thì mang về nhà. Mình thấy có nhiều phụ huynh chở con đi đường, uống xong hộp sữa vứt toẹt cái luôn, rất không đẹp.
Có bạn lại nói người trên Cô Tô làm ăn chộp giật, thuê xe điện đi tắm quá nhiều tiền, không bõ. Mình thì thấy người trên đảo rất hiền và dịch vụ ổn. Một xe điện trọn gói 2,5 ngày chở được 12-13 người đi tắm rồi thăm quan các kiểu.. có giá chỉ 1.700.000 đồng. Như vậy tính ra có khoảng 130.000 đồng/ người.
Theo ý kiến cá nhân mình thì ở miền Bắc không có được bãi biển nào sạch/ đẹp như ở Cô Tô và Quan Lạn. Cát Bà thì quá đông. Sầm Sơn, Cửa Lò thì bẩn và chặt chém... Vì vậy nhà mình sẽ còn quay lại Cô Tô và Quan Lạn nhiều lần nữa. Tất nhiên trước khi đi phải chuẩn bị thật kỹ càng để chuyến đi sẽ không là “hành trình bão táp”."
(Ảnh chụp từ facebook) |
Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã nhanh chóng thu hút rất nhiều người quan tâm, tuy nhiên, sau khi bị tố 'chặt chém' du khách với những bằng chứng xác thực lại có rất nhiều ý kiến đồng tình với Nguyen Huong.
(Ảnh chụp từ facebook) |
(Ảnh chụp từ facebook) |
Không những không cảm thấy đắt hay bị 'chặt chém', tài khoản Tran Yen còn bày tỏ ý kiến sự hài lòng trước mức giá dịch vụ tại Cô Tô.
(Ảnh chụp từ facebook) |
Đồng tình với những ý kiến trên, tài khoản Thùy Chinh Hoàng chia sẻ: "Mình cũng vừa đi Cô Tô xong, con người rất thân thiện! Cảnh đẹp hơn rất nhiều các bãi biển ở miền Bắc! Yêu Cô Tô và sẽ còn quay lại."
(Ảnh chụp từ facebook) |
Tuy nhiên, dẫu có nói thế nào đi chăng nữa thì khi đã vướng mắc vào những vấn đề đang gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội như vậy thì dù chỉ là một lần, tất yếu cũng sẽ gây ảnh hưởng cho sự phát triển du lịch của địa điểm đó nói riêng, ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Và sau rất nhiều vụ việc đã từng xảy ra, có thể nói, 'chặt chém' là một trong những nguyên nhân chính làm cho hình ảnh Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trở nên không đẹp trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có những tác động không nhỏ đến quyết định quay trở lại điểm du lịch đó của khách du lịch Việt Nam và quyết định có quay trở lại Việt Nam nữa hay không của du khách quốc tế.
Để hạn chế tình trạng này, mới đây Tổng cục Du lịch vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền thông Nam Việt nghe báo cáo về đề xuất xây dựng tổng đài du lịch. Tổng đài du lịch có chức năng tiếp nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng, hỗ trợ thông tin cho du lịch chất lượng cao, thu thập thông tin địa điểm du lịch, giám sát công tác thực hiện, đánh giá điểm đến nhằm cải thiện chất lượng các điểm du lịch. Tổng đài du lịch sẽ hoạt động 24/24 đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong tất cả các trường hợp khẩn cấp, với chi phí thấp. Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, tổng đài du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch. Đề xuất này nếu thực hiện hiệu quả sẽ hạn chế và tiến dần tới dẹp bỏ nạn chặt - chém du khách vẫn đang xảy ra ở nhiều điểm đến. Gây ảnh hưởng đến hình ảnh, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh du lịch đang có mức tăng trưởng mạnh như hiện nay. |
///
Tour du lịch cuối tuần cho gia đình, nên đi đảo Cô Tô hay Cát Bà?
Nếu bạn đang phân vân không biết nên du lịch Cát Bà hay Cô Tô cho gia đình vào ngày cuối tuần thì những gợi ... |
Thu 500 nghìn ghế ngồi, chủ quán ăn ở Đồ Sơn bị phạt 2 triệu đồng
Sáng nay (28/5) Thanh tra Sở Du lịch Hải Phòng đã làm việc với chủ quán ăn thu 500 nghìn đồng tiền ghế ngồi của ... |
'Chặt chém' là lý do chính khiến Đồ Sơn vắng khách?
Nhiều vụ việc nhà hàng 'chặt chém' khiến Đồ Sơn (Hải Phòng) mất điểm trong mắt khách du lịch. |