Theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Journal of Voice vào năm 2011 thì ở Bỉ có tới 51,2% giáo viên bị rối loạn giọng nói như khản tiếng, mất tiếng. Đây là thực trạng chung ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Evelyne Van Houtte, bác sĩ khoa Tai - Mũi - Họng và Phẫu thuật, Bệnh viện Đại học Ghent, Bỉ cùng các cộng sự, khảo sát trên hai nhóm: 994 người là giáo viên và 290 người là nhóm đối chứng không làm công việc liên quan đến sử dụng giọng nói nhiều. Tất cả những người tham gia phải hoàn thành một bảng câu hỏi thăm dò về tình trạng phát âm và phương pháp khắc phục khi giọng nói gặp vấn đề.
Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra những kiến thức mà giáo viên có về cách chăm sóc giọng nói và cách giải quyết khi bị khản tiếng, thậm chí là mất tiếng hoàn toàn. So sánh này được thực hiện giữa các giáo viên có hoặc không gặp rắc rối trong cách phát âm với nhóm đối chứng.
Kết quả cho thấy, ở nhóm giáo viên có vấn đề về giọng nói nhiều hơn đáng kể (51,2%) so với nhóm đối chứng (27,4%). Trong đó, giáo viên nữ có mức độ rối loạn giọng nói cao hơn đáng kể so với số lượng giáo viên nam (38% so với 13,2%); có 25,4% giáo viên, chủ yếu là nữ đã tìm cách tự điều trị hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm y tế và 20,6% phải nghỉ ít nhất là một ngày làm việc vì vấn đề rối loạn giọng nói.
(Ảnh: Giáo dục) |
Ở Việt Nam, tình trạng rối loạn giọng nói rất phổ biến ở giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nói to để tất cả học sinh từ đầu lớp đến cuối lớp đều có thể nghe giảng. Hơn nữa, không chỉ nói vài ba câu là xong, mà để các em hiểu bài được, thì giáo viên cần phải nói khá nhiều. Nói nhiều, nói liên tục không chỉ trong vòng 1 tiết học, mà nhiều giáo viên còn phải giảng liên tục 3-4 tiết trong một ngày. Thậm chí, những giáo viên phải dạy 2-3 chỗ thì có khi phải nói liên tục cả ngày. Ngay cả khi bị ốm, đau họng, thầy cô cũng phải dùng giọng nói để giảng bài cho học sinh khiến bệnh càng nặng thêm.
Khàn tiếng, mất tiếng không gây chết người nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc giảng dạy của người làm nghề giáo viên. Không chỉ tốn kém trong việc điều trị, khàn tiếng có thể khiến giáo viên phải nghỉ làm, thậm chí mất việc. Vì vậy, để bảo vệ giọng nói, cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ của “bệnh nghề nghiệp” này, các thầy cô giáo cần chú ý một số lời khuyên sau:
- Bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giảm số tiết giảng dạy trong ngày nếu đang bị khản tiếng.
- Hạn chế nói to và nói nhiều, dùng công cụ hỗ trợ khi nói như micro, loa…
- Tránh căng thẳng, cáu giận, ức chế không cần thiết.
- Không nên để không khí trong phòng học quá khô (nhất là khi có sử dụng điều hòa).
- Súc miệng bằng nước muối, đeo khẩu trang, không hút thuốc lá, không uống nước lạnh.
Áp dụng những phương pháp trên là cách đơn giản, hiệu quả, có thể đồng hành với các thầy cô giáo trong “sự nghiệp trồng người”. Ngoài ra, nếu chẳng may bị khàn tiếng, giáo viên có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau.
Trong khi điều trị, cần kiêng nói trong vòng 2 - 3 ngày, kể cả thì thầm vì thì thầm có thể làm căng các dây thanh âm nhiều hơn là nói. Trời lạnh nên giữ ấm vùng cổ, tránh những môi trường bụi bẩn, ô nhiễm... Người bệnh cũng tạm ngưng hút thuốc trong thời gian tắt tiếng vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên.
Ngâm chanh đào để 'đối phó' với thời tiết giao mùa | |
Thời tiết giao mùa trẻ dễ mắc những bệnh gì? | |
Viêm họng thì nên uống trà gì? |