Bỏ biên chế giáo viên: Còn ai dám lên vùng cao ‘gieo chữ’?

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT bỏ biên chế giáo viên thì liệu rằng, còn có ai dám lên vùng sâu vùng xa để gieo chữ cho học sinh nơi đây? 
bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng
bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu Bỏ biên chế: Cơ quan Bộ Giáo dục - Đào tạo hãy thí điểm đầu tiên!
bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ thí điểm bỏ biên chế ở những trường có thương hiệu

Thời gian gần đây, câu chuyện về bỏ biên chế giáo viên mà lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề xuất đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là những thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp.

bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu
Hình ảnh các em học sinh cùng nhau kéo xe cho thầy giáo lên vùng cao dạy học giữa đường bùn đất gây xúc động mạnh. Ảnh: CTV.

Còn ai dám lên vùng cao "gieo chữ"?

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu thập thêm nhiều ý kiến từ chính các thầy cô trực tiếp đứng trên bục giảng về đề xuất này.

“Nếu bỏ biên chế thì các vị lãnh đạo Bộ nên áp dụng ngay trong chính bộ máy hành chính của trụ sở mình đi. Tại sao các vị không nghĩ đến hàng nghìn giáo vùng miền xuôi nhưng xung phong lên vùng cao để ngày đêm bám bản gieo con chữ cho học sinh nơi đây? Nếu bỏ biên chế thì còn ai dám lên đây gắn bó với trẻ vùng sâu, vùng xa?”, một giáo viên dạy tiểu học tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La chia sẻ.

Thầy giáo này cũng tâm sự, thầy đã gắn bó với trẻ em vùng cao đã gần 10 năm và nhiều lúc cũng muốn bỏ nghề. Đời sống trên này vốn đã khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn quyết tâm bám trường, bám lớp để vận động học sinh đến trường đi học mà nhiều khi phụ huynh còn không đồng ý.

bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu
Một lớp học đơn sơ của trẻ vùng cao. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Một độc giả có người thân làm giáo viên dạy trẻ mầm non tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cũng tâm sự:

“Chúng tôi có người thân lên đây công tác đã mấy năm với mong muốn duy nhất là đưa ánh sáng của con chữ đến với trẻ vùng cao cùng với tình yêu trẻ. Sau nhiều năm công tác cũng chỉ mong có biên chế để được hưởng chế độ mà Bộ lại bảo bỏ biên chế, liệu rằng có còn ai dám lên vùng sâu, vùng xa dạy trẻ nữa hay không?”.

Còn theo một cô giáo dạy tiểu học ở một điểm trường khó khăn của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, nếu điều này được áp dụng thì sẽ không còn giáo viên mặn mà với trẻ em vùng cao nữa.

“Đó là chưa kể điều kiện về điện, đường, trường, trạm nhiều nơi còn chưa hoàn thiện. Những hình ảnh về các giáo viên lội bùn đất lấm lem ngày mưa gió, vượt núi băng suối đến trường để “gieo chữ” cho học sinh đã trở nên quá bình thường. Sao các vị không hiểu cho nỗi khổ của các giáo viên vùng cao như chúng tôi mà còn đề xuất như vậy?”, cô giáo này nghẹn ngào nói.

Hiệu trưởng rất dễ lạm quyền

Trao đổi với chúng tôi, Giáo sư (GS) Phạm Minh Hạc – Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu quan điểm: “Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay không nên áp dụng việc bỏ biên chế giáo viên. Nếu bỏ biên chế và chuyển sang chế độ dạy hợp đồng, lúc ấy phải có người đứng đầu có thẩm quyền ký hay chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên. Mà người đó không ai khác thường là các vị hiệu trưởng”.

bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu
GS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Xuân Trung.

Vậy nên, câu chuyện giáo viên lo sợ hiệu trưởng lộng quyền cũng không có gì là khó hiểu. Hiện nay chúng ta mới chỉ quen với tự chủ đại học là để các trường tự chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến cơ sở của mình chứ chưa hề nhắc đến tự chủ phổ thông.

Cũng theo vị nguyên Bộ trưởng Giáo dục, nếu hiệu trưởng vừa là người điều hành, ký hợp đồng rồi sa thải thì thầy giáo chỉ là người đi làm thuê không hơn không kém. Vậy sứ mệnh trồng người ở đâu? Theo quan điểm của ông, bỏ biên chế là câu chuyện rất không nên, ít nhất là thời điểm này.

“Tôi nghĩ rằng làm giáo dục không bao giờ được thương mại hóa, nhà trường không bao giờ là doanh nghiệp được. Ở các nước tiên tiến, họ coi giáo dục là quốc sách cực kỳ quan trọng và phát triển nó từ hàng thế kỷ trước nên mới trở nên hùng cường như Mỹ, Đức, Nhật…Con người mới chính là nhân tố tạo nên những bước đi thần kỳ đó”, GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, bỏ biên chế và áp dụng chế độ hợp đồng tức là sử dụng quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng đội ngũ giáo viên.

“Từ trước đến nay, các cán bộ lãnh đạo như hiệu trưởng - hiệu phó hay trưởng - phó phòng giáo dục các quận huyện cũng đều xuất phát là những giáo viên giỏi, chuyên môn tốt, có uy tín nên được đề bạt lên. Vì thế, khi áp dụng bỏ biên chế thì nên bỏ từ những người đứng đầu cơ sở giáo dục như hiệu trưởng, hiệu phó trước. Bên cạnh đó, họ là người tiên quyết và quyết định sự phát triển của nhà trường nên hợp đồng của họ phải khắt khe hơn”, TS Tùng Lâm cho biết thêm.

bo bien che giao vien con ai dam len vung cao gieo chu Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng

Liên quan việc thí điểm bỏ biên chế giáo viên, một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu kỹ, phải có lộ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.