Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cùng thừa nhận giá ôtô tại Việt Nam đắt đỏ

Thứ trưởng Công Thương cho rằng giá ôtô tại Việt Nam đắt đỏ so với các nước, do thuế phí và giá thành lắp ráp cao.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã chia sẻ nhiều lí do khiến giá ôtô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tại buổi họp báo Chính phủ thường kì chiều nay, 2/12.

Thứ trưởng Công Thương thừa nhận giá ôtô tại Việt Nam đắt đỏ 

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng một thị trường có đến 100 triệu dân như Việt Nam được xem là rất triển vọng với ngành sản xuất ôtô. Ông cũng thừa nhận thực tế giá thành ôtô Việt Nam đang cao hơn so với các nước khác, kể cả những nước đang phát triển và trong khu vực.

Nguyên nhân chủ yếu là chi phí lắp ráp trong nước quá cao, thứ hai là thuế phí. Hai nguyên nhân trên chiếm tương đối lớn vào giá thành chung của một chiếc ôtô.

XeBMW_zing6-2-crop

Nguyên nhân chủ yếu khiến ôtô trong nước giá đắt đỏ là là chi phí lắp ráp trong nước quá cao, thứ hai là thuế phí. (Ảnh minh họa: Zing).

Hiện 3 loại thuế tác động lớn đến giá bán ôtô là thuế nhập khẩu (với dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.

Thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô từ 5-20% tùy vào bộ linh kiện. Thuế tiêu thụ đặc biệt từ 35-150% tùy thuộc dung tích động cơ và 10% thuế VAT.

"Dung lượng thị trường ôtô hiện còn nhỏ, chưa bằng các quốc gia khác trên thế giới. Trong khi đó lại còn chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của Hàn Quốc, Ấn Độ, các nước Asean. Chúng ta đi sau, kể các nước khu vực chứ đừng nói đến thế giới. Chúng ta kí kết rất nhiều hiếp định thương mại tự do, công nghiệp có ngành ôtô, cam kết quốc tế, do đó không phải muốn làm gì thì làm được", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông cũng chỉ ra hiện trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ôtô. Theo Thứ trưởng, nếu có cũng chỉ tính trên đầu ngón tay như Thaco, mới đây có VinFast, cần phải có đầu tàu mới hướng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành.

Ngoài ra, tập quán kinh doanh các doanh nghiệp FDI thường dùng luôn các doanh nghiệp cũ để sản xuất phụ trợ, kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Việt Nam cũng đang thiếu các vật liệu cơ bản để sản xuất, chế tạo ôtô như nhựa, cao su nên phải nhập khẩu, giá thành cao. 

"Trên đây chỉ là các nguyên nhân chính thôi, còn nhiều nguyên nhân khác", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.

Giá ôtô sẽ từng bước hạ

Thừa nhận giá ôtô trong nước còn quá cao so với mặt bằng chung, Thứ trưởng cũng đưa ra giải pháp để từng bước hạ giá thành. 

Thu truong Bo Congnthuong

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận giá ôtô tại Việt Nam đắt đỏ. (Ảnh: VGP).

Chính phủ và các ban ngành liên quan đều quan tâm ngành này, duy trì ngành sản xuất lắp ráp, tạo thị trường công nghiệp ôtô trong nước phát triển. Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kĩ thuật, thuế quan, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế.

Bên cạnh đó là khuyến khích tín dụng tiêu dùng ôtô, phát triển hạ tầng cho giao thông vận tải, cho ngành ôtô. Khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư ôtô, đầu tư công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết Chính phủ sẽ sửa biểu thuế, phí để tăng tính cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách sản xuất ôtô trong và ngoài nước, không để tình trạng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, cao hơn cả nhập linh kiện về lắp ráp.

Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai thông tin thêm Chính phủ đã có Nghị định 125/2017 với một số ưu đãi ôtô sản xuất trong nước. Cụ thể, đã có ưu đãi 5 năm với mức thuế nhập khẩu 0% cho linh kiện phụ tùng mà trong nước không sản xuất được.

Bộ Tài chính đang sửa đổi, trình Nghị định sửa đổi, chính sách với ôtô nhằm tạo thuận lợi hơn.

Một nội dung quan trọng được bổ sung là làm sao phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô, thực hiện quy định thuế suất 0% với nguyên liệu vật tư để sản xuất trong nước.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.