Bản năng của trẻ nhỏ là tò mò. Chúng rất nóng lòng muốn khám phá thế giới xung quanh và tìm ra phương thức hoạt động của sự vật, sự việc. Đến một độ tuổi nhất định, chúng sẽ luôn miệng hỏi “tại sao”. Trong trường hợp này, bố mẹ thường có hai cách phản ứng. Một là gạt phăng câu hỏi của trẻ, đồng thời cáu giận và nói: “Trẻ con biết gì mà hỏi”. Cách phản ưng thứ hai là trả lời cho xong chuyện, vì thực tế bố mẹ cũng không biết nên trả lời ra sao. Cách phản ứng của bố mẹ vô tình dập tắt mong muốn được tìm hiểu, học hỏi của trẻ. Dần dần trẻ sẽ ngại hỏi, ngại đưa ra ý kiến.
Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ luôn miệng hỏi “tại sao”. |
Trẻ trong giai đoạn 1-3 tuổi thường có câu hỏi: “Kia là cái gì?”. Trẻ muốn khám phá mọi thứ và biết tên mọi loạt đồ vật. Với những trẻ lớn hơn 4-6 tuổi, trẻ lại thích thú với câu hỏi “Tại sao?”. Ví dụ như:
- Tại sao con không thể uống nước và thở cùng một lúc?
- Tại sao sên lại làm cho đất nhờn?
- Tại sao con hà mã có sừng?
- Tại sao mặt trời lại lặn muộn hơn vào mùa xuân?
Đối với các bậc phụ huynh, những câu hỏi không bao giờ dứt của trẻ luôn thách thức sự hiểu biết và cả sự kiên nhẫn. Thay vì dập tắt mọi sự tò mò của trẻ, hãy nói với trẻ như sau:
“Mình cùng khám phá theo cách khác nhé”
Trẻ con học được rất nhiều điều qua quá trình khám phá sự vật, hiện tượng. Nếu con muốn đổ một ly nước hoa quả ra sàn, hãy gợi ý con lấy một ly nước khác và đổ vào chậu. Đừng vội quy kết rằng con đang nghịch ngợm và phá phách, con chỉ đang muốn xem đổ nước ra sàn sẽ như thế nào thôi mà. Nếu bố mẹ cứ gào thét và cấm đoán, con sẽ càng nghịch ngợm hơn. Một ví dụ khác nữa, trong trường hợp con muốn vẽ sơn lên tường, hãy pha một ít sơn màu và để trong bồn tắm. Với những mẹo như thế, trẻ vẫn có cảm giác được bố mẹ tin tưởng và tạo điều kiện. Ngoài ra bố mẹ cũng không phải đau đầu vì những trò nghịch ngợm của con.
Nuôi dưỡng sự tò mò ở trẻ cũng là một cách phát triển trí thông minh cho trẻ. |
“Con tự nghĩ nhé”
Khi trẻ thắc mắc điều gì đó, bố mẹ đừng vội trả lời ngay. Nếu trả lời ngay, trẻ sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười suy nghĩ và bị động. Thay vì trả lời ngay, hãy nói: “Con tự nghĩ nhé, mẹ không biết”. Hoặc bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ tìm ra câu trả lời.
“Mình cùng hỏi chuyên gia nhé”
Câu nói này càng khiến trẻ tò mò và hồi hộp chờ được nhận câu trả lời hơn. Mẹ có thể nhờ sự trợ giúp từ mạng Internet, trong sách báo, tài liệu để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của trẻ.
Thu Hiền (Theo PBS)
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018