Trong đó, gạo chất lượng cao với trên 1 triệu tấn; gạo thơm 580.000 tấn; gạo chất lượng trung bình 400.000 tấn; nếp và gạo hạt tròn 224.000 tấn...
Với vụ Hè Thu này, ngành trồng trọt chỉ đạo giữ vững diện tích, năng suất, sản lượng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của từng tỉnh và toàn vùng về lương thực, đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống thiên tai, bất lợi diễn ra trong và ngoài nước.
Do đó, các địa phương thực hiện triệt để phương châm xuống giống đồng loạt, tập trung, nhanh gọn theo từng vùng trên cơ sở nguồn nước cung cấp cho sản xuất, dự báo né rầy của cơ quan bảo vệ thực vật, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch.
Về cơ cấu giống, các địa phương sử dụng các giống lúa theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt và đề xuất của doanh nghiệp, thương lái thu mua, trong vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn, liên kết sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Địa phương ưu tiên các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao; giống lúa thơm; các giống lúa chất lượng trung bình giữ tỉ lệ vừa phải; giảm tỉ lệ lúa nếp. Cơ cấu về chất lương giống có thể gieo trồng 50-60% giống chất lượng cao; lúa thơm 15-20%; giống chất lượng trung bình khoảng 10-15%.
Trên thị giới, trong tuần qua, xuất khẩu gạo Phi Basmati được dự báo tăng trở lại trong năm 2020-2021, sau khi sụt giảm gần 40% trong năm 2019-2020
Nguyên nhân là nhờ vào sự xuất hiện của một số khách hàng mới, tiềm năng như Malaysia, Philippines, cũng như giá cả trở lên cạnh tranh hơn so với gạo cùng loại của các nước đối thủ, bên cạnh đồng rupi đang yếu, theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ.
Thương vụ dẫn lời ông BV Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, cho biết nhu cầu từ những người mua mới như Malaysia và Philippines sẽ giúp phục hồi xuất khẩu gạo Phi Basmati trong năm nay.
Mặc dù số liệu xuất khẩu chính thức năm 2019-2020 chưa được Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Nông sản và Thực phẩm Chế biến (APEDA) công bố, tuy nhiên qua theo dõi, xuất khẩu gạo Phi Basmati trong năm 2019-2020 ước đạt 5 - 6 triệu tấn, giảm 40% so với năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu là giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với lùa tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá của gạo Ấn Độ trên thị trường quốc tế.
Theo số liệu từ APEDA cho thấy, xuất khẩu giai đoạn từ tháng 4/2019 đến 1/2020 đạt 4,01 triệu tấn, trị giá 1,63 tỉ USD, giảm khoảng 36% về số lượng và 35% về giá trị so với cùng kì năm trước (đạt 2,5 tỉ USD).
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020