Bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện: Trước đề xuất mới, đừng vội 'ném đá'

Trước đề xuất mới đây của một nhà giáo cho rằng nên xóa bỏ mô hình Phòng GD&ĐT quận/huyện để tăng lương cho GV, dư luận chớ vội "ném đá" mà hãy bình tâm xét cho kỹ vấn đề này.
bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da Ra đề Văn mở: Cần tôn trọng quan điểm riêng của người học
bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da Chi Pu 'không biết hát' vào đề Ngữ văn lớp 10: 'Đây là văn tự sự không phải văn nghị luận xã hội'
bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da Đề xuất 'Tiếng Việt' thành 'Tiếq Việt' vào đề thi Văn trường chuyên: 'Bắt các em phân tích mổ xẻ, cảm nhận là đánh đố'
bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da Nhân vật Chi Pu được đưa vào đề Ngữ văn lớp 10 gây tranh luận

Đề xuất mới đây của một nhà giáo cho rằng nên xóa bỏ mô hình Phòng GD&ĐT quận/huyện để tin giản biên chế, góp phần tăng lương cho giáo viên đang thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các thầy cô giáo.

Phòng GD&ĐT - 'chỗ dừng chân' của hiệu trưởng khi bị kỷ luật

bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da
Hiện tại, Phòng GD&ĐT các quận/huyện vẫn đang quản lý các trường từ mầm non lên tới THCS. Ảnh minh họa.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy giáo Hùng Mạnh (tên nhân vật đã được thay đổi) - một giáo viên dạy THCS ở TP Hồ Chí Minh cho rằng, ông hoàn toàn ủng hộ việc xóa bỏ phòng GD&ĐT ở các quận/huyện vì một số lý do sau:

Phòng Giáo dục chỉ còn chức năng kiểm tra, giám sát và báo cáo về Sở GD&ĐT. Những công việc này cũng không còn cần thiết vì hiện nay các trường đã sử dụng cổng thông tin điện tử và có sự kết nối chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục đến các trường. Do đó, các trường không cần phải nộp báo cáo về Phòng GD&ĐT nữa mà có thể nộp trực tiếp thông qua cổng thông tin điện tử.

Ngoài ra, trong tiêu chuẩn công nhận trường đạt chuẩn cũng có yêu cầu các trường phải có website riêng của đơn vị. Nếu việc này được nhà trường thực hiện tốt sẽ đạt nhiều lợi thế cho chính đơn vị của nhà trường, khẳng định 'thương hiệu' của riêng cá nhân đơn vị. Qua đó, Bộ và Sở cũng theo dõi được các hoạt động diễn ra tại trường.

Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT dường như đang trở thành 'chỗ dừng chân' của BGH khi bị kỉ luật. Một thực trạng tồn tại đã lâu trong ngành giáo dục đó là - mỗi khi BGH bị kỉ luật, đặc biệt là hiệu trưởng thường được 'rút' về Phòng giáo dục làm chuyên viên, chờ hết hiệu lực kỉ luật sẽ được bổ nhiệm về trường khác làm hiệu trưởng. Việc làm này, đã gây nên nhiều bức xúc từ phía giáo viên và là nỗi sợ hãi đối với những thầy cô dám tố cáo những sai phạm của hiệu trưởng.

Chính điều này đã tạo nên một 'chỗ dựa' vững chắc cho hiệu trưởng vì họ biết rằng, nếu có bị kỉ luật cũng sẽ về Phòng vài năm rồi lại tiếp tục làm hiệu trưởng ở một đơn vị khác. Do đó, hiệu trưởng khi nắm quyền ở nhà trường đã trở nên những 'Ông vua con' và tìm cách 'trù dập' những giáo viên có ý kiến trái chiều. Mặc dù, trên các bản báo cáo về Phòng Giáo dục thì luôn có câu 'Dân chủ trong nhà trường được thực hiện nghiêm túc'.

Hơn nữa, hiện nay các hoạt động của nhà trường đều chịu sự chỉ đạo từ Phòng. Mọi hoạt động từ việc kí hợp đồng suất ăn bán trú, mua sắm trang thiết bị, hợp đồng sửa chữa nhà trường… đều bị Phòng chi phối, hiệu trưởng phải chấp hành như 'trên bảo dưới phải nghe'. Khi bỏ Phòng GD&ĐT sẽ làm gia tăng tinh thần trách nhiệm, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng các trường. Hiệu trưởng phải có năng lực và trình độ thực sự để quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường.

Tuy nhiên, không thể giao toàn quyền quyết định cho hiệu trưởng để tránh 'thế độc tôn' mà cần có những cơ chế ràng buộc về mặt pháp lý chặt chẽ. Các chức danh hiệu trưởng, hiệu phó phải được thi tuyển một cách công khai và cần có cơ chế nếu hết nhiệm kỳ, cần tổ chức đánh giá lại năng lực, trình độ, khả năng lãnh đạo cũng như các hoạt động đem lại hiệu quả cho nhà trường. Nếu không sẽ bãi nhiệm các chức danh và đưa xuống làm giáo viên.

Thầy Mạnh cũng cho rằng, mô hình của một Phòng Giáo dục hiện nay thường có một trưởng phòng; các phó phòng phụ trách ở từng cấp như mầm non, tiểu học và THCS; thanh tra; chuyên viên, thư ký... gây lãng phí cho ngân sách nhà nước một cách không cần thiết.

Chớ vội 'ném đá' mà hãy bình tâm suy xét

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, ông không hoàn toàn bác bỏ ý kiến đề xuất này. Ông cũng quan niệm rằng trước bất cứ đề xuất nào cũng nên bình tâm suy xét kỹ chứ đừng vội "ném đá".

bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh tư liệu.

Theo ông Nhĩ, xu thế chung hiện nay là cho các cấp cơ sở được tự chủ. Cái gì ở cơ sở tự chủ và phát huy được vai trò của mình thì cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tạo điều kiện để họ làm. Còn nếu cơ sở không thể làm được thì mới đến cấp quản lý cao hơn.

"Nếu người lãnh đạo dưới cơ sở có đủ năng lực, phẩm chất thì nên giao quyền tự chủ cho họ. Còn ngược lại, nếu họ chuyên quyền, độc đoán, hống hách thì tuyệt đối không nên. Ta phải phân tích trong tình hình hiện nay xem mình đang ở mức độ nào. Hiện giờ, cán bộ cơ sở của chúng ta phần lớn vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đó nên đề xuất này cũng là một hướng để xem xét.

Với những chức năng và vai trò vốn có của Phòng GD&ĐT như kiểm tra, giám sát về chuyên môn xem các cơ sở có thực hiện đúng thể chế theo quy định hay không, cơ cấu hoạt động của Phòng bao gồm cả về nhân sự, chuyên môn, thanh tra... nên có vẻ nặng nề ở chỗ đó. Theo tôi, nếu có bỏ Phòng Giáo dục thì cũng chỉ nên thí điểm thử ở một hoặc một vài nơi để cân nhắc được gì, không được cái gì rồi có hướng điều chỉnh chứ không nên vội vàng", vị nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết thêm.

bo phong gddt quanhuyen truoc de xuat moi dung voi nem da Đề xuất nên miễn học phí cho học sinh trường tư có khả thi?

Đơn vị nào in SGK, nên miễn học phí cho học sinh trường tư... là những vấn đề được đại biểu nêu ra tại Hội ...

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.