Bộ Tài chính muốn bỏ chính sách cho không tiền điện với người nghèo

Hơn 8.000 tỷ đồng ngân sách được dự chi trong quá trình trợ giá điện đã góp phần đáng kể trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực cho các hộ vươn lên thoát nghèo. Dù vậy, Bộ Tài chính vẫn nhìn nhận chính sách này còn tồn tại một số hạn chế cần phải thay đổi.

bo tai chinh muon bo chinh sach cho khong tien dien voi nguoi ngheo
Chính sách trợ cấp giá điện cho người nghèo đến nay được cho là không còn hiệu quả (Ảnh minh họa)

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo biểu giá ưu đãi được Chính phủ ban hành từ tháng 2/2011. Theo đó, từ 1/3/2011 đến ngày 31/5/2014, các hộ nghèo được hỗ trợ giá điện 50kWh/tháng. Mức hỗ trợ tương ứng với 30.000 đồng một hộ mỗi tháng.

Từ 1/12/2017 đến nay, mức hỗ trợ được nâng lên thành 51.000 đồng/hộ/tháng.

Sau 5 năm thực hiện (từ năm 2011 đến năm 2017), nhà nước đã hỗ trợ điện cho khoảng 2.342 nghìn hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.

Trong đó hộ nghèo chiếm khoảng 87% với kinh phí từ ngân sách Nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng. Năm 2018, ngân hàng nhà nước dự tính bố trí hơn 1.000 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho khoảng 1.800 nghìn hộ nghèo, chính sách xã hội.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời gian qua, chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, gia đình chính sách… đã góp phần cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước giải quyết vấn đề đời sống, giảm bớt khó khăn cho người dân trước tác động của giá điện, góp phần tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Dù vậy, Bộ Tài chính cho rằng chính sách này vẫn tồn tại một số nhược điểm khó khăn.

Cụ thể, phạm vi đối tượng hỗ trợ rộng, thay đổi thường xuyên do quy định hộ chính sách xã hội phải có lượng điện sử dụng dưới 50kWh/tháng, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng chưa có điện lưới… không phân biệt giàu nghèo, điều này đã tạo ra sự bất cập nhất định.

"Bên cạnh đó, việc hỗ trợ đối tượng thụ hưởng bằng tiền mặt nên về mặt lâu dài bền vững đã không mang lại hiệu quả.

Chưa kể, các hộ gia đình thanh toán tiền điện theo thông báo của cơ quan điện lực qua điện thoại, tin nhắn nên không có hóa đơn nên muốn lấy hóa đơn phải đến cơ quan điện lực yêu cầu", Bộ Tài chính nhận định.

Từ những bất cập kể trên, giai đoạn tiếp theo 2019-2020, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án hỗ trợ.

Phương án thứ nhất là bãi bỏ chính sách hỗ trợ điện cho không hiện nay, lý do là mức hỗ trợ thấp 51.000 đồng/tháng không còn phù hợp với định hướng giảm nghèo giai đoạn đến năm 2020.

Việc bãi bỏ chính sách hỗ trợ người nghèo theo Bộ Tài chính sẽ đảm bảo được nghuyên tắc hạn chế các chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.

Qua đó, người nghèo sẽ chủ động tích cực tự thoát nghèo, hạn chế sự ỉ lại, trông chờ vào tiền hỗ trợ của nhà nước… dần tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, việc bãi bỏ chính sách hỗ trợ cho không kể trên còn giúp Nhà nước tiết kiệm được nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm.

Trên cơ sở đó ngân sách Nhà nước có thêm nguồn lực để bố trí vốn, kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khác.

“Giai đoạn đầu bãi bỏ chính sách hỗ trợ có thể sẽ ít nhiều tác động đến đời sống của một bộ phận hộ nghèo. Do đó Nhà nước cần đồng thời thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách an sinh, xã hội, giảm nghèo khác để giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo”, Bộ Tài chính bày tỏ.

Phương án 2 được cơ quan này tính đến là tích hợp chính sách hỗ trợ giá điện hiện hành với chủ trương giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và bổ sung nguồn lực năm 2019-2020 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từ chính nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện.

Việc tích hợp này sẽ tập trung được đầu mối quản lý nhà nước về các chính sách giảm nghèo. Đồng thời các chính sách an sinh xã hội được lồng ghép sẽ góp phần đẩy nhanh mục tiêu giảm nghèo.

Bộ Tài chính cho hay qua tổng hợp ý kiến đóng góp từ các bộ ngành và khoảng 53 địa phương thì đa số đồng tình với phương án 1.

Do đó, cơ quan này đề xuất Chính phủ thông qua phương án 1 – bãi bỏ chính sách hỗ trợ cho không tiền điện đối với các hộ nghèo với thời điểm thi hành dự kiến ngay từ 1/1/2019.

bo tai chinh muon bo chinh sach cho khong tien dien voi nguoi ngheo Vì sao người già ở Nhật không được nhường ghế trên tàu điện ngầm?

Theo phép lịch sự, khi đi trên xe buýt hoặc trên tàu điện ngầm, người già và phụ nữ có thai sẽ được nhường chỗ. ...

bo tai chinh muon bo chinh sach cho khong tien dien voi nguoi ngheo Xả súng điên cuồng tại Nam Phi khiến 11 người thiệt mạng

Ngày 22/7, cảnh sát Nam Phi cho biết đã xả ra một vụ xả súng điên cuồng tại nước này khiến ít nhất 11 người ...

bo tai chinh muon bo chinh sach cho khong tien dien voi nguoi ngheo Căn hộ 130 m2 thừa nắng gió, ít tốn điện ở Hà Nội

Ban ngày, nhà ngập tràn ánh sáng, còn buổi tối gia chủ chỉ cần bật một ít đèn là đủ cho khu sinh hoạt chung.

chọn
Vì sao BĐS công nghiệp miền Bắc đang phát triển hơn phía Nam?
Hiện nay, miền Bắc đang dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI và các ngành sản xuất giá trị cao. Theo chuyên gia, nguyên nhân chính nhằm ở lợi thế về hạ tầng so với khu vực phía nam.