Trước diễn biến phức tạp của bão số 9 (bão Usagi), ngày 24/11, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT), Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã cùng Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm và đoàn công tác của UBND TP.HCM trực tiếp thị sát, kiểm tra tình hình phòng chống bão số 9 tại H.Cần Giờ.
Ông Lê Thanh Liêm cho biết để ứng phó với bão số 9, UBND TP.HCM sớm triển khai công tác tới các các cơ quan chức năng và 24 quận, huyện của TP HCM.
Ông Nguyễn Xuân Cường đi thị sát công tác phòng, chống bão tại H.Cần Giờ. (Ảnh: Thanh Hương). |
Theo đó, H.Cần Giờ là huyện nhiều khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 9. Có hơn 4.000 người dân Cần Giờ phải sơ tán và đến sáng 24/11, đã có hơn 2.000 người sơ tán đến các điểm lưu trú tránh bão.
Các công tác di dời tài sản, chằng chống nhà cửa đang gấp rút diễn ra.
“Tại H.Nhà Bè cũng có 226 hộ cần di dời, đã kiểm tra, sẵn dàng di dân khẩn cấp tới nơi an toàn. Công tác chằng chống nhà cửa ở Nhà Bè cũng đã hoàn tất với 259 căn nhà. Để đảm bảo an toàn cho người dân tại các nơi tránh trú bão, lực lượng chức năng đã chuẩn bị lương thực, nước uống, nhiên liệu đảm bảo trong quá trình di dời”, ông Liêm cho hay.
Người dân Cần Giờ chằng chống nhà cửa trong sáng 24.11. (Ảnh: Thanh Hương). |
Sau khi trực tiếp thị sát công tác phòng chống bão số 9, bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo H.Cần Giờ phải tiếp tục đảm bảo di dời toàn bộ người dân ở vùng trũng thấp, nơi có nguy cơ sạt lở.. đến nơi tránh trú bão an toàn.ạt.
Ông Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Đêm nay, rạng sáng ngày mai bão số 9 sẽ đổ bộ vào bờ. TP.HCM là một trong các điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 9. Chúng ta phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, kể cả người dân ven biển và người dân đang nuôi trồng khai thác thủy, hải sản.”
Tàu thuyền của ngư dân Cần Giờ đã vào các điểm tránh trú bão. (Ảnh: Thanh Hương). |
Ông Cường cũng lưu ý bão số 9 đổ bộ vào thời điểm triều cường ở mức cao nhất nên mọi công tác ứng phó cần phải tập trung cao độ,
Lường hết mọi kịch bản
Phát biểu tại buổi họp nhanh với UBND TP.HCM và UNBD H.Cần Giờ, ông Cường yêu cầu lãnh đạo địa phương phải "lên mọi phương án, kịch bản có thể xảy ra".
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý đến kịch bản mưa trên diện rộng, buộc phải xả lũ thủy điện, thủy lợi xuống toàn tuyến hạ lưu ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh.
“Bão số 9 rất phức tạp. TP.HCM bị ảnh hưởng trực tiếp nên nguy cơ, rủi ro cao”, ông Cường nói. |
Ông Cường đề nghị lãnh đạo các địa phương cần lưu ý việc chằng chống nhà của phải được thực hiện khẩn trương, đảm bảo chịu được trước bão gió cấp 7, cấp 8; đồng thời, tiếp tục rà soát lại dân cư ở vùng không an toàn.
“Dự báo, mưa trong phủ rộng, mưa không chỉ trong cơn bão mà sau cơn bão. Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về diện, giao thông, nhà ở. Không chỉ bảo đảm an toàn tính mạng, và phải đảm bảo tài sản cho nhân dân” ông Cường nói.
TP.HCM gửi tin cảnh báo bão số 9 tới hơn 10 triệu thuê bao di động
TP.HCM phối hợp cùng các nhà mạng gửi tin nhắn cảnh báo bão số 9 tới hơn 10 triệu thuê bao. |
Bắt đầu mưa lớn, người dân chằng chống, gia cố nhà cửa chống bão số 9
Cơn bão số 9 đang trực tiếp ảnh hưởng tới huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện Cần Giờ (TP.HCM). Các tỉnh nằm trong khu ... |
Nha Trang di dời gần 6.000 dân khỏi các điểm xung yếu ứng phó bão số 9
Dù bão số 9 không trực tiếp đổ bộ vào Khánh Hòa nhưng UBND TP Nha Trang đã chủ động di dời gần 6.000 dân ... |
Tin bão mới nhất 11h 24/11: Bão số 9 đang gây mưa lớn ở Đảo Phú Quý
Cập nhật thông tin mới nhất về bão số 9 Usagi hoạt động trên Biển Đông theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí ... |