Bộ trưởng 'vi hành', nhiều phòng khám 'không kịp trở tay'

Đăng ký khám đa khoa nhưng nhiều phòng khám chủ yếu điều trị da liễu, giang mai, cắt bao quy đầu… với giá trên trời.
bo truong vi hanh nhieu phong kham khong kip tro tay Điều trị hết vài trăm nghìn, phòng khám Trung Quốc 'thổi giá' cả trăm triệu
bo truong vi hanh nhieu phong kham khong kip tro tay Nhiều nạn nhân không dám tố cáo phòng khám Trung Quốc

Đụng đâu vi phạm đó

Ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đột xuất đi kiểm tra phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi (số 277, đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1).

Tại đây Bộ trưởng bày tỏ sự ngạc nhiên trước nhiều sai phạm như đăng ký là phòng khám đa khoa nhưng phần đa lại khám điều trị ngoại khoa, trong đó chủ yếu là cắt da quy đầu.

Ngoài ra, khi đoàn tới kiểm tra bất ngờ, nhiều bác sĩ đã vắng mặt, tại phòng khám không có sổ khám bệnh, không có bệnh án chi tiết. Các ca bệnh ghi sơ sài chẩn đoán ban đầu là triệu chứng ngoại khoa.

Trước câu hỏi của Bộ trưởng Bộ Y tế về triệu chứng ngoại khoa là gì, bác sĩ phụ trách phòng khám đã không trả lời được. "Không ghi rõ chẩn đoán bệnh gì cũng như không ghi triệu chứng thì sẽ điều trị như thế nào", Bộ trưởng Tiến đặt câu hỏi với đại diện phòng khám.

Được biết, phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi có 5 chuyên khoa gồm nội khoa, sản khoa, ngoại khoa, tai mũi họng và y học cổ truyền. Số lượng các bác sĩ gồm 5 bác sĩ người Việt Nam và hai bác sĩ người Trung Quốc.

Cùng ngày, Bộ Trưởng cũng đã kiểm tra phòng khám khám MAYO (địa chỉ 35b, đường 3/2, phường 11, quận 10) và phòng khám Raffles Medical (167A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3).

Ở phòng khám Raffles Medical giá khám khoảng 2 triệu đồng/một lượt. Trung bình mỗi ngày phòng khám này khám cho 30 - 40 bệnh nhân, với cơ số 31 bác sĩ, 14 điều dưỡng. Trước đó năm 2016, phòng khám đã bị phạt 8 triệu đồng vì thiếu bác sĩ trong tiếp nhận khám sức khỏe tổng quát.

bo truong vi hanh nhieu phong kham khong kip tro tay
Bộ trưởng Tiến đang kiểm tra tại một phòng khám. Ảnh: Mai Phương

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Sở Y tế TP HCM cần chấn chỉnh ngay không thể để tình trạng trên tồn tại gây thiệt hại cho người bệnh.

TS.BS Bùi Minh Trạng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2016 tổng số tiền phạt cho 14.000 cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn là 10 tỷ. Riêng 16 phòng khám Trung Quốc số tiền phạt lên đến 1,1 tỷ đồng, chiếm hơn 10%. Điều đó cho thấy mức độ tần suất vi phạm của những phòng khám này khá nhiều.

Chánh thanh tra Sở cho biết thêm, mỗi năm Sở có 2 đợt đi kiểm tra, ngoài ra tại những quận huyện cũng đi kiểm tra thêm. Tuy nhiên, khi có phản ánh Sở sẽ tới thanh tra những phòng khám có yếu tố nước ngoài hay bị vi phạm bị kiểm tra ít nhất 4 lần.

“Hiện Sở đang xây dựng chuẩn cho các phòng khám đa khoa, kể cả các phòng khám đa khoa có yếu tố nước ngoài và xem xét, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm.

Các phòng khám này sẽ được phân loại để đánh giá chất lượng tùy theo bảng điểm của Sở để giúp cho người bệnh có sự nhìn nhận và chọn lựa phòng khám có chất lượng tốt hơn”, ông Trạng nói.

Gắn thiết bị theo dõi để đối phó với đoàn thanh tra

bo truong vi hanh nhieu phong kham khong kip tro tay
Hàng loạt phòng khám có yếu tố nước ngoài trên địa bàn TP HCM bị xử phạt suốt thời gian qua. Ảnh Mai Phương

Hiện TP Hồ Chí Minh có 197 phòng khám đa khoa tư nhân, trong đó có 21 phòng khám đa khoa liên quan đến yếu tố nước ngoài gồm: 12 phòng khám đa khoa đăng ký hành nghề với quốc tịch Trung Quốc và 9 phòng khám còn lại đăng ký hành nghề với các quốc tịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp...

Theo Sở y tế TP Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2017 Thanh tra Sở đã kiểm tra đột xuất 34 cơ sở trong đó cả 34 cơ sở vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 1 tỷ 600 triệu đồng.

Cụ thể ở phòng khám đa khoa kiểm tra 11 cơ sở thì có 10 cơ sở vi phạm hành chính và 1 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; phòng khám có yếu tố nước ngoài 7 phòng khám được kiểm tra thì có 6 cơ sở vi phạm trong đó đình chỉ hoạt động một cơ sở.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, các phòng khám đa khoa nói chung và phòng khám có yếu tố nước ngoài nói riêng, đa số chủ đầu tư là người nước ngoài hoặc người không có chuyên môn trong lĩnh vực y tế.

Người bệnh phản ánh về việc "hù dọa", "vẽ" bệnh của các phòng khám và những người "hù dọa" thường do người phiên dịch chuyên môn chưa tốt.

Phạm vi chuyên môn của các bác sĩ nước ngoài chung chung, bác sĩ Việt Nam chịu trách nhiệm chuyên môn tại phòng khám nhưng trên thực tế không được thông tin về các bệnh nhân hay trao đổi về tình trạng của bệnh nhân vì rào cản ngôn ngữ và không kiểm soát được các hoạt động chuyên môn phòng khám.

Vị Giám đốc Sở Y tế cũng thông tin thêm, đến nay việc quản lý các cơ sở trên còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể một số hành vi sai phạm chưa có điều khoản áp dụng xử phạt như kê toa trong điều trị ngoại trú; cung cấp dịch vụ vượt quá danh mục kỹ thuật, các thủ thuật xét nghiệm do phòng khám thực hiện không được quy trình trong Thông tư 43/2013/TT-BYT.

Đặc biệt, một số cơ sở có hiện tượng đối phó với đoàn thanh tra bằng cách gắn các thiết bị theo dõi, báo động từ xa; trì hoãn, lập hồ sơ sổ sách sơ sài, ghi bằng ngôn ngữ khác không phải bằng Tiếng Việt.

chọn
Nhóm Lã Vọng sẽ làm gì tại Khu đô thị Đại học Nam Cao vừa về tay?
Địa ốc Phát Đạt và Amazon River, những thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Lã Vọng vừa công bố những thông tin đầu tiên về dự án Khu đô thị Đại học Nam Cao tại thị xã Duy Tiên, Hà Nam.