Dân Trung Quốc chen nhau sờ đĩnh vàng lấy may ngày Thần Tài | |
Những điểm du lịch hấp dẫn dịp lễ Tết ở phía Nam | |
Cảnh báo nguy cơ ung thư, tử vong do lạm dụng rượu bia mùa lễ, Tết |
Sáng ngày 3/3 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất), rất đông người dân xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên Hà Tĩnh) cùng các xã lân cận đã tập trung về hội trường thôn Liên Thành để tham dự lễ Đại Nghĩa (lễ cúng tế cho các vong hồn của những người đã chết được chôn cất tại địa phương nhưng không có người thân thờ phụng, chăm sóc mồ mả. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Người dân địa phương thường gọi là lễ "Nhà Trống". Đây là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian quan trọng đã được xây dựng, hình thành và phát triển suốt 129 năm qua của người dân thôn Liên Thành nói chung và người dân xã Cẩm Nhượng cũng như các vùng lân cận thuộc huyện Cẩm Xuyên. Ảnh:Hoàng Thiên Dũng |
Vào đêm 15, rạng sáng 16 tháng Giêng (trước khi diễn ra buổi lễ tế), toàn bộ người dân trong thôn Liên Thành và các thôn lân cận tập trung tại hội trường thôn để cùng nhau chuẩn bị vật phẩm. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Đúng 6h sáng ngày 16 tháng Giêng, người dân trong thôn sẽ tiến hành vun đắp lại những ngôi mộ vô chủ, không có người thờ phụng, chăm sóc tại nghĩa trang xã. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Sau khi kết thúc việc chăm sóc mồ mả, cán bộ và người dân trong và ngoài xã cùng nhau tề tựu trước sân hội nhà văn hoá thôn Liên Thành. Dẫn đầu là đoàn đại biểu lãnh đạo huyện xã cùng các trưởng thôn và người dân tiến vào để tham dự lễ tế. Ảnh:Hoàng Thiên Dũng |
Đúng 8h sáng, 12 người thuộc ban hành lễ được rước vào khu vực đàn trường để chuẩn bị buổi tế. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Tâm điểm của lễ hội là Lễ cúng Long Mạch (báo cáo với Thổ địa, xin phép cho các vong hồn những người đã khuất được vào lễ tế hưởng lộc trần gian) và Lễ cúng Đàn Trường (cúng cho các vong hồn đã mất mà không có người thờ phụng). Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Người chủ tế xướng lên bài văn tế mang đậm nét đặc sắc văn hóa xứ Nghệ. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Toàn bộ kinh phí để tổ chức buổi lễ được ước tính lên đến gần 100 triệu đồng, số tiền này sẽ do người dân trong thôn đóng góp. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Theo các cụ cao tuổi ở thôn, lễ Đại Nghĩa có từ thời vua Hương Thái – vị vua thứ 10 triều Nguyễn. Từ đó đến nay, cứ độ Tết đến xuân về, con cháu trong thôn Liên Thành đều tổ chức nghi lễ theo truyền thống của cha ông để lại. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Cụ Lại Thế Lĩnh - người chủ trì buổi lễ cho biết : “Lễ xuất hiện vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch năm Kỷ Sửu (1889), dưới thời Hương Thái – vị vua thứ 10 dưới triều Nguyễn. Trước đây lễ Đại Nghĩa có một thời gian bị vắng bóng do ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Sau ngày thống nhất đất nước, lễ hội được người dân duy trì cho đến nay". Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Nhiều người dân trong xã đem các lễ vật đến để cúng tế cho các vong hồn. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên cùng lãnh đạo xã Cẩm Nhượng tham dự và thắp hương tại buổi lễ. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Sỹ Huyền - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết, mục đích của buổi lễ xuất phát từ lòng nhân ái, kính trọng những người đã mất nhưng bị thất lạc, không có người thân thờ phụng. Đây không chỉ là nét đẹp về tâm linh mà còn là nét đẹp văn hóa, nhân văn của người dân xã. Nó đã khơi gợi cho thế hệ trẻ truyền thống tương thân tương ái, nhân đạo cũng như nét văn hóa truyền thống đặc sắc lâu đời của cha ông. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Lễ Đại Nghĩa được xem là một trong những lễ hội lớn nhất ở vùng duyên hải miền Trung. Buổi lễ thu hút hàng nghìn lượt người đến tham dự. Ảnh: Hoàng Thiên Dũng |
Gần 200 cụ cao tuổi của làng biển Cẩm Nhượng mừng thọ tập thể |