Cà Mau triển khai 10 dự án giao thông trọng điểm năm 2022

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 10 dự án trọng điểm đang triển khai, trong đó hai dự án do Trung ương đầu tư, 8 dự án do tỉnh đầu tư.

Năm 2022, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 3.152 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương gần 2.358 tỷ đồng; còn lại 795 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Với nguồn vốn trên, tỉnh Cà Mau tập trung đầu tư vào 10 dự án trọng điểm.

Cụ thể, hai dự án do Trung ương đầu tư gồm: Đầu tư xây dựng tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Cà Mau và dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thuộc địa bàn huyện Thới Bình. 

8 dự án do địa phương đầu tư gồm: Đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc; Đầu tư xây dựng tuyến trục Đông - Tây và cầu Gành Hào; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cà Mau - Đầm Dơi (đoạn từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng); Nâng cấp, mở rộng tuyến đường U Minh - Khánh Hội;

Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cái Nước - Vàm Đình - Cái Đôi Vàm; Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Cà Mau giai đoạn 1; Đầu tư hạ tầng chung các công trình lĩnh vực y tế; Đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông kết nối vào khu vực Đầm Thị Tường.

Cà Mau triển khai 10 dự án giao thông trọng điểm năm 2022 - Ảnh 1.

Cà Mau triển khai 10 dự án giao thông trọng điểm năm 2022. (Ảnh: camau.gov).

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau còn 6 dự án trọng điểm đang chuẩn bị đầu tư. Trong đó, có ba dự án của Trung ương gồm: Đầu tư xây dựng tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam giai đoạn 2; Nâng cấp mở rộng QL1 đoạn từ thành phố Cà Mau - huyện Năm Căn và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối tại điểm cuối cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Ba dự án còn lại của địa phương gồm: Bệnh viện đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường; trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau và dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm kè phòng, chống sạt lở bở biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp.

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, mục tiêu của tỉnh là hết quý I/2022 giải ngân ít nhất 20% tổng kế hoạch vốn năm 2022 đã bố trí.

Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị các chủ đầu tư thường xuyên theo dõi, nắm chặt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của các huyện, thành phố cũng như các khó khăn, vướng mắc.

Đối với các công trình lớn, trọng điểm các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành làm nhiệm vụ quản lý dự án tiếp tục rà soát, lập bản tiến độ chi tiết cho từng dự án cụ thể.

Trước đó, kiểm tra tại các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải yêu cầu trong quá trình thực hiện đền bù GPMB không được ép dân, không được “thổi” giá đất lên cao hơn so với quy định.

“Trong công tác GPMB phải công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, làm sao tạo điều kiện tốt nhất để người dân di dời đến nơi ở mới có cuộc sống từ bằng đến tốt hơn nơi ở cũ”, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau chỉ đạo.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.