Dạo quanh các siêu thị điện máy, hầu hết các sản phẩm đều tung ra các chương trình khuyến mãi, đặc biệt là mặt hàng tivi luôn luôn có chương trình ưu đãi giảm giá cùng với tặng quà cho khách hàng.
Mặt hàng tivi luôn luôn có chương trình ưu đãi giảm giá cùng với tặng quà cho khách hàng (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Chính vì vậy, theo tâm lý của người tiêu dùng là vừa muốn mua được tivi rẻ lại vừa được tặng quà nên mỗi khi có chương trình khuyến mãi là ai cũng tới mua một chiếc tivi về với suy nghĩ đã mua được hàng giảm giá, lãi to.
Theo chia sẻ của anh Trần Quốc Hoàn (Linh Đàm – Hà Nội), cách đây không lâu, gia đình anh vui mừng vì mua được chiếc tivi Smart Tivi LG 50 inch với giá 20.000.000 đồng và còn kèm theo một số quà tặng khác,
Thế nhưng hôm qua anh thấy có thông tin loại tivi như nhà anh đang dùng giảm giá còn 16.000.000 đồng cộng với quà tặng, tính ra anh lỗ mất khoảng 6.000.000 đồng.
Theo tâm lý của người tiêu dùng là vừa muốn mua được tivi rẻ lại vừa được tặng quà nên mỗi khi có chương trình khuyến mãi là ai cũng tới mua một chiếc tivi về với suy nghĩ đã mua được hàng giảm giá (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Cũng giống anh Hoàn, chị Linh Lan (Đống Đa, Hà Nội) cũng ở vào tình huống như vậy.
Năm tháng trước chị có mua môt chiếc Smart Tivi LG 65 inch về đặt phòng khách với giá 57.000.000 đồng và giờ giảm xuống 26% còn 42.000.000 đồng.Vậy là chị Lan đã hớ mất 15.000.000 đồng.
Theo Vietnamnet, nhân viên bán hàng thường giải thích do sản phẩm mới liên tục ra mắt, với công nghệ hiện đại hơn, nên những sản phẩm cũ sẽ lạc hậu, phải giảm giá mới bán được hàng.
Tuy nhiên, một người từng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ điện máy tiết lộ, nếu đổ cho tivi đã lạc hậu về công nghệ thì cũng không thể nhanh đến vậy. Vấn đề là ban đầu nhà cung cấp và siêu thị thường định giá bán cao hơn giá thực tế rất nhiều.
Nếu chưa bán hết hàng mà sản phẩm mới đã ra mắt thì vội vàng giảm giá. Giá giảm nhiều hay ít, còn tùy thuộc vào lượng hàng tồn kho. Tồn kho nhiều sẽ giảm nhiều.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy thường cam kết doanh số bán cao, nhưng “ôm” hàng vào rồi, bán không được như mong đợi, sẽ phải giảm giá mạnh (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Thông thường, các doanh nghiệp điện máy khi mua hàng từ nhà cung cấp phải cam kết về doanh số bán. Doanh số càng lớn thì càng nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà cung cấp.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy thường cam kết doanh số bán cao, nhưng “ôm” hàng vào rồi, bán không được như mong đợi, sẽ phải giảm giá mạnh.
Giảm giá như vậy, nhưng không hẳn các doanh nghiệp đã thua lỗ, mà sản phẩm này chỉ được trả về đúng với giá thực tế của nó.
Cảnh giác xe giá rẻ gắn mác thanh lý hậu World Cup Mùa giải World Cup 2018 đã chính thức kết thúc, đây cũng là lúc dậy lên cơn sốt xả hàng, thanh lý tại tiệm cầm ... |
Tivi xịn mất giá 20 triệu: Hàng tồn đầy kho, giá còn giảm nữa Trong phân khúc tivi cao cấp, nhiều sản phẩm chỉ sau một năm ra mắt đã “giảm giá không phanh”, với mức giảm tại các ... |
Hậu World Cup 2018: Dân cá độ ‘trúng mánh’ đi mua ô tô cũ hạng sang giá rẻ Kỳ World Cup 2018 đã chính thức khép lại cũng chính là lúc các cửa hàng cầm đồ, mua bán xe cũ thanh lý các ... |