Nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng ở Trung Quốc mở cửa, nhưng người tiêu dùng 'biến mất' sau cú sốc Covid-19

Các nhà máy sản xuất, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại ở Trung Quốc đã mở cửa trở lại từ tháng 3 với mong muốn phục hồi hoạt động kinh doanh như trước, nhưng người tiêu dùng lại có tâm lí e ngại ra khỏi nhà và tiết kiệm nhiều hơn.
Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 1.

Nhà máy Honda Đông Phong tại Vũ Hán, Trung Quốc. Các xưởng sản xuất của Trung Quốc đang hoạt động trở lại, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa chi tiêu nhiều. (Ảnh: Aly Song/ Reuters).

Thuyết phục người dùng xuống tiền mua sắm sau dịch Covid-19 là điều khó hơn bao giờ 

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và cũng là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng đất nước này lại gặp phải một vấn đề lớn về người tiêu dùng. Cho đến khi vấn đề này chưa được giải quyết, sự tăng trưởng của Trung Quốc cũng như cả thế giới sẽ rất khó để phục hồi.

Khi dịch Covid-19 có chiều hướng được đẩy lùi ở Trung Quốc, chính quyền nước này đã có những bước nỗ lực rất lớn để khởi động lại nền kinh tế. Hiện nhà máy, xưởng sản xuất đã hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, việc khiến người tiêu dùng xuống tiền chi tiêu thời điểm này là điều khó khăn hơn bao hết. Nhiều người bị mất việc hoặc buộc phải cắt giảm chi tiêu. Bên cạnh đó là những người chưa muốn ra khỏi nhà, vì họ đã quen với cuộc sống trong thời gian cách li phải phụ thuộc vào tiền tiết kiệm để sinh hoạt. Đối với một thế hệ thanh niên Trung Quốc nổi tiếng với những cuộc mua sắm kiểu Mỹ, việc tiết kiệm và để dành là một trải nghiệm đầy bất ngờ.

Chloe Cao, một dịch giả Bắc Kinh của các bộ phim truyền hình sân khấu Pháp, đã từng chi hơn 200 USD/tháng để sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng, 70 USD/tháng cho các cửa hàng cà phê và 170 USD cho một tuýp kem dưỡng da nhập khẩu. Bây giờ thất nghiệp, cô tự nấu ăn, tự pha cà phê và mua kem dưỡng da Trung Quốc có giá 28 USD.

Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 2.

Một trung tâm mua sắm tại Bắc Kinh vào giữa tháng 4. (Ảnh: Andy Wong/ Associated Press).

"Năng lực chi tiêu của tôi giảm mạnh. Khi tôi tìm được việc làm, tôi sẽ bắt đầu tiết kiệm tiền và không sống một cuộc sống lãng phí như trước đây", cô Cao chia sẻ.

Vấn đề về lòng tin của người tiêu dùng Trung Quốc cũng là bài học đáng phải lưu tâm đối với bất kì quốc gia nào đang bắt đầu lên kế hoạch phục hồi kinh tế. Ngay cả khi các công ty mở cửa trở lại, thách thức thực sự có thể nằm ở việc cho phép, hoặc thuyết phục người tiêu dùng bắt đầu tiêu tiền.

Từ cuối tháng 2, hầu hết các nhà máy và hầm mỏ của quốc gia này đã mở cửa trở lại, sản lượng ngành công nghiệp từ đó cũng đã tăng lên. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ đã giảm gần 1/6 trong tháng 3 so với một năm trước đó.

Người tiêu dùng Trung Quốc ngại chi tiêu sau cú sốc Covid-19 và cách li xã hội - Ảnh 3.

(Ảnh: The New York Times. Nguồn dữ liệu: China’s National Bureau of Statistics/ CEIC Data).

Ngay cả khi hoạt động của nhà máy đã được nối lại thì việc này có thể không đáng tin cậy về lâu dài. Khách hàng ở Mỹ và Châu Âu cũng không mua hàng do Trung Quốc sản xuất như trước đây. Ví dụ, các cửa hàng bách hóa ở Mỹ đã hủy bỏ và hoãn đơn đặt hàng.

Số liệu thống kê thất nghiệp của Trung Quốc, cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,9% trong tháng 3. 

Larry Hu, một nhà kinh tế tại Macquarie Securities, một ngân hàng đầu tư của Australia, ước tính tỉ lệ thất nghiệp đô thị của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong năm nay. Tỉ lệ thất nghiệp thực tế có thể lên tới 20%, nếu tính cả lao động nhập cư từ khu vực nông thôn, theo thống kê từ Zhongtai Securities, một công ty môi giới Trung Quốc.

Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 3.

Thế hệ thanh niên Trung Quốc đã từng tự do chi tiêu đang trở nên căn cơ tiết kiệm. (Ảnh: Wu Hong/EPA, Shutterstock).

Tổng doanh số của các cửa hàng nội thất, thời trang, đồ gia dụng và đồ trang sức từng giảm từ 1/4 đến 1/3 vào tháng 3 so với một năm trước đó. Trên đường phố và trong trung tâm thương mại, các cửa hàng có rất nhiều nhân viên nhưng ít người thực sự mua hàng.

Liang Tonghui, 40 tuổi, đến từ trung tâm tỉnh Hà Nam Trung Quốc, bán hàng tại một quầy trái cây vắng khách ở Bắc Kinh, đang cố gắng bán đào và táo. Hầu như tất cả những người di cư khác mà anh biết đang phải vật lộn để tìm việc làm. Anh bán táo với giá chỉ bằng 40% vào cuối ngày, vì không thể tìm được người mua đúng giá.

Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 4.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc, vốn vẫn trụ vững trải qua các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, giờ đã giảm gần 1/6 trong tháng 3 so với một năm trước đó. (Ảnh: Andy Wong/ Associated Press).

Một số nhà kinh tế đã kêu gọi Trung Quốc nên làm nhiều hơn để giúp đỡ người tiêu dùng. Trong khi Mỹ và các quốc gia khác đã tung ra các chương trình hỗ trợ lớn, bao gồm thanh toán trực tiếp cho các hộ gia đình, nhưng Trung Quốc đã kiềm chế cho đến nay, một phần vì lo ngại nợ nần.

Không có người mua sắm, ngành bán lẻ - một trong những ngành lớn nhất ở Trung Quốc - sẽ tiếp tục chịu thiệt.

Giới trẻ Trung Quốc đang thắt chặt chi tiêu và nghĩ đến tích lũy

Harry Guo, một nhân viên pha chế ở Thượng Hải, 22 tuổi, nói rằng anh thường tiêu thêm nhiều khoản tiền trong kì nghỉ tới các thành phố khác ở Trung Quốc. Nhưng vào lúc này, anh cảm thấy sốc vì có nhiều người còn gặp rắc rối ngay cả khi đi chợ. Giờ đây, anh không cảm thấy lo lắng về việc giữ vẻ bề ngoài khi ra đường, hiếm khi mua giày thể thao mới hoặc những sở thích khác.

Cú sốc kinh tế do dịch Covid-19 và phong tỏa đất nước đã khiến nhiều người phải xem lại các ưu tiên chi tiêu của họ.

Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 5.

Một chợ thực phẩm ở Bắc Kinh. Những người bán hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm người mua tới cửa hàng của mình. (Ảnh: Kevin Frayer/ Getty)

Để đủ điều kiện vay thêm tiền từ ngân hàng hoặc miễn trả tiền thuê từ phía chủ cho thuê mặt bằng, các doanh nghiệp thường được yêu cầu tránh sa thải nhân viên. Nhiều công ty đã giảm giờ làm và giảm lương nhân viên.

Chen Ke làm việc cho một hãng tổ chức sự kiện thể thao Thượng Hải, tiền lương của anh đã giảm 4/5 vào tháng trước, khi các sự kiện bị hủy bỏ. Anh ấy đã bắt đầu làm tài xế giao đồ ăn bán thời gian. Anh cũng không ăn tại nhà hàng mà thay vào đó là ăn mì ăn liền và mì ống ở nhà. Bây giờ, anh ấy pha cà phê gói thay vì mua những cốc cà phê tại cửa hàng tiện lợi địa phương.

"Lương tháng từng được đưa vào tài khoản ngân hàng của bạn mỗi ngày, đó chỉ là một con số", Chen nói. "Nhưng giao đồ ăn với giá chưa đến một đô la mỗi chuyến, giờ tôi đã thực sự hiểu việc kiếm tiền khó khăn như thế nào".

Rủi ro đối với Trung Quốc đó là việc người tiêu dùng quá thận trọng trong chi tiêu. Đất nước này đã dành nhiều năm để mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, nhằm mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác cho nhiều người hơn, để họ tiêu tiền thay vì tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp.

Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 6.

Khu cảng container Kwai Tsing ở Hong Kong. Các công việc ở nhà máy có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nếu người mua Mỹ và châu Âu không còn muốn mua hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. (Ảnh: Lam Yik Fei/ The New York Times).

Là một người 29 tuổi luôn có thể tìm được việc làm, cô Cao, dịch giả Bắc Kinh, không bao giờ lo lắng về việc tiền lương tháng tới của cô có thể đến từ đâu. Cô tích lũy một tủ đầy túi xách đắt tiền.

Giữa dịch bệnh, một ngày nọ, cô lấy tất cả các túi xách của mình, trải chúng trên giường và không hài lòng. Cô bày tỏ sự tiếc nuối: "Tôi đã chi rất nhiều tiền để mua túi xách. Vào lúc như thế này chúng có thể giúp ích được gì cho tôi?".

Hiện vẫn chưa rõ liệu thái độ tiết kiệm của người tiêu dùng mới ở Trung Quốc sẽ kéo dài được đến đâu, và có thể nối lại cuộc sống bình thường hay không. Nhưng giờ đây, nhiều người cho rằng sự thay đổi trong thái độ của họ là một điều tốt.

"Nếu tôi bị bệnh nặng trong tương lai thì sao? Nếu tôi mất việc một lần nữa trong tương lai thì sao?", Cao nói. "Tôi nghĩ rằng thời gian tới, tôi cần phải có một số tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng của mình, để khiến bản thân an tâm".

Nhà máy Trung Quốc đã trở lại nhưng khách hàng của họ thì không - Ảnh 7.

Một đại lí BMW ở Bắc Kinh. (Ảnh: Giulia Marchi/ The New York Times)

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.