Thông tin từ một nhà nhập khẩu của Mỹ cho biết, Trung Quốc đã "quốc hữu hoá" các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang N95 quan trọng, khiến công ty bình thường khó có thể mua được những sản phẩm này vói số lượng lớn.
"Tất cả các đơn đặt hàng của chúng tôi với hàng triệu chiếc khẩu trang N95 đã bị huỷ trong tuần trước", Leo Friedman, CEO của iPromo ở Chicago - công ty đã nhập khẩu hàng chục triệu khẩu trang trong tháng vừa rồi, chia sẻ.
"Số hàng trước đó theo kế hoạch sẽ được cung cấp cho các bệnh viện và chính quyền các tiểu bang. Tuần trước, iPromo đành phải thông báo với các cơ sở này là chúng tôi không thể có được nguồn hàng", vị CEO nói.
iPromo được biết đến với với việc sản xuất các sản phẩm quà tặng thương hiệu, tại các cuộc triển lãm thương mại. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, công ty đã nhanh chóng chuyển hướng sang phục vụ khách hàng với các sản phẩm liên quan tới y tế, từ khẩu trang phẫu thuật đến tấm chắn mặt và dung dịch rửa tay khô. Việc này giúp iPromo duy trì hoạt động kinh doanh khi các cuộc triển lãm thương mại bị đóng băng vì đại dịch.
N95 là loại khẩu trang dùng một lần, được các bác sĩ thường xuyên sử dụng. Nó vừa khít quanh mặt và được cho là cách phòng vệ tốt nhất, để ngăn chặn virus lơ lửng trong không khí. Bất kì một bác sĩ nào có vết hằn màu đỏ quanh mặt thì chắc chắn đó là do khẩu trang N95 tạo ra, tạp chí Forbes viết.
Tuần trước, Daymond John, người dẫn chương trình Shark Tank và CEO của Shark Group, đã không thể giao lô hàng N95 cho tiểu bang Florida, theo một bài đăng trên trang The Miami Herald xuất bản ngày 22/4. Bài báo không nói rõ tại sao Shark Group không thể giao hàng, chỉ có Cục Quản lí khẩn cấp của Florida cho biết các giao dịch đã thực hiện trong nhiều tuần, nhưng vẫn không đạt được thoả thuận cuối cùng.
Nếu nghi ngờ của Friedman, CEO iPromo là đúng thì Chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn hoặc cấm các nhà sản xuất N95 lớn, như Dasheng Health Products được quyền làm việc trực tiếp với các đối tác mua hàng.
Hiện tại, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu khẩu trang từ Trung Quốc phải thông qua một bên môi giới thứ ba, và giá khẩu trang có thể đội lên gấp 7 lần, Tạp chí Forbes nhận định.
Đại dịch Covid - 19 đã phơi bày sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, vừa tiềm ẩn những rủi ro về sức khoẻ, vừa là những rủi ro trong kinh doanh.
"Các đối tác Trung Quốc cho biết họ không thể chuyển hàng cho chúng tôi, vì chính phủ của họ đã quốc hữu hoá chúng trong tháng trước", Friedman cho biết. "Chỉ có một số ít doanh nghiệp tại Trung Quốc có đủ khả năng để sản xuất N95, và giờ nó về tay chính phủ".
"Trung Quốc còn đang bận rộn với các đơn hàng phục vụ thị trường Nga và châu Âu", vị CEO nói thêm. "Đây là lần đầu tiên sau 20 năm thành lập, công ty tôi phải huỷ đơn hàng và trả lại tiền cho khách".
Tại Mỹ, hãng 3M đã cam kết sẽ sản xuất khoảng 100 triệu khẩu trang mỗi tháng. Tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cho biết nước này cần tới 50 tỉ chiếc khẩu trang. Điều đó có nghĩa là 3M không thể đáp ứng được con số đó, cho dù có làm việc hết tốc lực.
Trước sự bùng phát của đại dịch Covid - 19, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sản xuất mẫu khẩu trang N95. Hiện tại, nước này đã qua đỉnh dịch, tuy nhiên họ vẫn duy trì sản xuất quy mô lớn để xuất khẩu.
Theo Forbes, việc quốc hữu hoá không có nghĩa là Trung Quốc không phục vụ thị trường xuất khẩu nữa. Nhưng họ sẽ không nhận đơn đặt hàng mới, các nhà máy cũng không có quyền đàm phán trực tiếp với bên mua.
iPromo - công ty có tuổi đời hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu nay đã tạm thời trở thành "iHealth". Khi các hoạt động kinh tế bị giảm sút vì dịch bệnh, họ đã quay sang tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm như nước rửa tay, khẩu trang,… iPromo đã tìm kiếm các nhà cung cấp Trung Quốc và tham gia nhập khẩu các thiết bị y tế thiết yếu trong mùa dịch.
CEO iPromo cho biết họ đang có những hợp đồng cung cấp thiết bị y tế cho Missouri, California, Texas, Florida, New York,… và các công ty tư nhân đặt các lô hàng khẩu trang y tế có dán logo của họ trên đó.
Tại Florida, iPromo cung cấp các máy đo thân nhiệt bằng hồng ngoại. Tất cả đều sản xuất tại Trung Quốc. Tại California, họ đang bán những chiếc N95 với giá dưới 2 USD/cái,… tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc Trung Quốc.
Tuy vậy, các doanh nghiệp Mỹ cũng đang kiếm tìm nguồn hàng ở các quốc gia khác, không chỉ là Trung Quốc. Những chiếc máy bay chở khách nay được tận dụng để vận chuyển hàng hoá thiết yếu trong đại dịch. Do đó, chi phí vận chuyển cũng tốn kém hơn.
Kể từ cuối tháng 1/2020, hàng ngàn máy bay chở khách của Mỹ đã nằm đắp chiếu trước những lệnh cấm đi lại. Một số hãng hàng không chuyển sang vận tải hàng hoá.
Friedman nói rằng hiện họ đang có 50.000 khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo. "Có khoảng 10.000 khách hàng đã mua sản phẩm y tế của chúng tôi trong tháng trước", Friedman nói.
"Tất cả họ bây giờ đều yêu cầu chúng tôi tiếp nhập khẩu và phân phối nước rửa tay, khẩu trang…. bởi họ cần chúng", vị CEO chia sẻ.
Tiêu dùng 08:16 | 13/06/2020
Tiêu dùng 12:41 | 06/06/2020
Tiêu dùng 05:43 | 24/05/2020
Tiêu dùng 14:51 | 21/05/2020
Tiêu dùng 12:31 | 04/05/2020
Tiêu dùng 05:40 | 04/05/2020
Tiêu dùng 18:41 | 02/05/2020
Kinh doanh 18:31 | 30/04/2020