Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’

Cuộc chiến hỗn loạn trên thế giới tranh giành khẩu trang phơi bày thực tế khắc nghiệt trong quan hệ quốc tế và giới hạn của thị trường tự do, theo bình luận của Guardian.
Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 1.

Ovidiu Olea là chủ một doanh nghiệp công nghệ thanh toán ở Hong Kong, nhưng vào tháng 1, khi virus corona lây lan ở Vũ Hán, ông Olea quyết định sẽ mua khẩu trang cho 20 nhân viên của mình.

Nhưng ông sớm gặp nhiều thách thức. Năm ngoái, người biểu tình ở Hong Kong đeo khẩu trang để che giấu danh tính, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu trang ra khỏi đại lục. Các tiệm thuốc địa phương cũng không có khẩu trang.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 2.

Các nước đều đang vất vả trong việc cung cấp đủ khẩu trang bảo vệ cho các nhân viên y tế.(Ảnh: AFP).

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 3.

Olea buộc phải tìm cách khác, gọi điện cho nhiều nhà cung cấp ở khắp các nước. Nhưng câu trả lời đều đại loại như “không có”, “chúng tôi chỉ bán cho bên mua có uy tín” hay “gọi lại năm sau nhé”. Sau ba ngày, Olea tìm được một công ty Nam Phi có tên North Safety Products, có 500.000 khẩu trang trong kho, và ông mua toàn bộ với giá 1,25 USD mỗi chiếc.

Khi Olea nói chuyện với nhà cung cấp North Safety Products, họ bảo ông hãy cẩn thận. Có “những bên quan tâm” đang túc trực bên ngoài cổng xí nghiệp, sẵn sàng hối lộ tài xế xe tải để lấy hàng.

Olea phải thuê an ninh đi hộ tống xe chở khẩu trang tới sân bay ở Johannesburg, Nam Phi: 6 vệ sĩ vẻ mặt hầm hố, cầm cả súng ngắn lẫn súng trường, băng đạn đeo quanh bộ áo chống đạn, theo ảnh mà Olea chụp lại.

“Họ hỏi tôi có muốn trang bị súng máy luôn không. Tôi nói không. Chúng ta có đi xâm lược Lesotho đâu. Cứ vừa vừa thôi”, Olea kể lại với Guardian.

Đến giữa tháng 2, tức 2 tuần sau khi đặt hàng, lô khẩu trang hạ cánh xuống Hong Kong. Chỉ trong vòng 6 giờ, những người mua khác đã đến mua gần hết lô hàng mà ông nhập về được.

Olea, vốn luôn nhanh nhạy trong chuyện kinh doanh, nhanh chóng bị cuốn vào mặt hàng này. Kể từ tháng 2, ông đã mua về và bán lại cả triệu khẩu trang N95 từ North Safety Products. Ông cũng trở thành người môi giới cho loại khẩu trang đơn giản hơn, dành cho người dùng phổ thông, bán cho các chính quyền từ Hong Kong đến châu Âu, tổng cộng đã lên tới khoảng 48 triệu chiếc.

Vào tháng 4, Olea quyết định đầu tư mạnh hơn. Ông đặt hàng máy làm khẩu trang từ một nhà sản xuất Trung Quốc.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 4.

Khẩu trang trong một buồng khử trùng ở bang Massachusetts, Mỹ. (Ảnh: AP).

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 5.

Không mặt hàng nào đại diện đại dịch này rõ rệt như chiếc khẩu trang. Giãn cách xã hội là một khái niệm mơ hồ. Nhưng khẩu trang thì cụ thể, và hiện thân rõ nhất cho nền kinh tế hiện nay, cũng như hoạt động mua đi bán lại trong đại dịch lần này. Khi chưa có vắcxin, thì khẩu trang là thứ duy nhất chúng ta có thể mua để có thêm sự an toàn.

Vì vậy, trên mọi ngõ ngách trên Trái Đất, khẩu trang đã từ một mặt hàng rẻ tiền trở thành hàng chiến lược của các quốc gia. 

“Thị trường điên cuồng nhất mà tôi từng thấy”, một người môi giới khẩu trang nói với Guardian.

Các quốc gia đã buộc phải tích trữ khẩu trang. Những kẻ cướp đã coi khẩu trang là mục tiêu nhắm đến. Các nhãn hàng thời trang cao cấp như Prada, Gucci, Balenciaga cũng chuyển sang sản xuất khẩu trang.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 6.

Cơn sốt khẩu trang lên cao trên toàn cầu dù ít người hiểu rõ khẩu trang có tác dụng đến đâu, và những ai nên đeo. Khuyến cáo liên quan tới khẩu trang cũng thay đổi. Ban đầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên người khỏe không cần đeo. Nhưng khẩu trang vẫn cháy hàng. Đến tháng 4, WHO lại khuyên ngược lại, khiến khẩu trang càng khó mua.

Khẩu trang có tác dụng che mặt, nhưng giữa đại dịch này, khẩu trang lại có phơi bày rõ về quan hệ kinh tế - chính trị thế giới: tất cả đều là những tay chơi trong cuộc chơi vì lợi ích riêng, bên dưới “lớp vỏ” là những lời lẽ, ngôn từ hào nhoáng về toàn cầu hóa và mở cửa, Guardian bình luận.

Đại dịch càng cho những phe cứng rắn ở các quốc gia cái cớ để thúc đẩy mục tiêu chính trị: hãy đóng cửa biên giới, hãy coi người nước ngoài là đang nghi, đáng sợ, và hãy đẩy lợi ích quốc gia lên trên hết.

Trong bối cảnh đó, chỉ trong vài tuần, khẩu trang không chỉ là mặt hàng y tế mà còn là tài nguyên được tranh giành trên toàn cầu - có lẽ là mặt hàng đầu tiên trong lịch sử bị tranh giành một cách chóng vánh như vậy, theo Guardian.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 7.

Người bán khẩu trang ở bên đường tại Los Angeles vào tháng 4. (Ảnh: AP).

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 8.

Sự khan hiếm khẩu trang toàn cầu có nguyên nhân là sự khan hiếm màng lọc bên trong khẩu trang, loại vải “meltblown”, có chất liệu polypropylen không dệt, có chức năng lọc.

Khẩu trang không khó sản xuất, nhưng vải meltblown thì không có đủ, và sản lượng vải meltblown của thế giới không thể tăng đột ngột. Một số công ty cho biết phải mất tận hai năm mới có thể mua thêm máy sản xuất vải meltblown.

Giám đốc một nhà máy sản xuất meltblown đồng ý trao đổi với báo Guardian, nhưng đề nghị giấu tên, vì một lí do lạ lùng: có quá nhiều người biết đến và liên hệ với ông. Nếu tên ông lên báo, sẽ lại có thêm 1.000 email, tin nhắn mỗi ngày. Đến năm ngoái, chỉ 2-3% sản lượng vải meltblown của ông dùng làm khẩu trang. Năm nay, tỉ lệ đó là 95%.

Cho đến nay, các nước không coi vật liệu meltblown là hàng chiến lược, nên các xí nghiệp meltblown đã chuyển hết sang châu Á để tận dụng chi phí thấp. Vị giám đốc nói trên là một trong chỉ 5-10 xí nghiệp còn lại ở Mỹ. Việc màng meltblown trở nên khan hiếm phản ánh xu hướng vài thập kỉ nay: mọi hoạt động chế tạo, sản xuất, chuỗi cung ứng đều từ Trung Quốc.

Đầu tháng 2, chính phủ Trung Quốc bắt đầu giới hạn xuất khẩu vật liệu meltblown. Giá thị trường tăng gấp 4 lần. Vị giám đốc trên nhận tới 200-300 cuộc gọi mỗi ngày từ công ty khẩu trang khắp thế giới, kể cả ở Trung Quốc, muốn tìm mua vật liệu.

Họ cần vật liệu đến mức không tiếc tiền trong cuộc chiến giá cả. “Ông cứ ra giá đi, bao nhiêu cũng được”, họ nói với vị giám đốc. Họ còn muốn hối lộ ông bằng các chuyến du lịch miễn phí toàn bộ. “Chỉ cần ông nói muốn đi đâu thôi”, các công ty mời chào.

Vào tháng 2, chính phủ Trung Quốc đứng ra trở thành bên mua độc quyền của các xí nghiệp khẩu trang lớn tại đại lục - cả xí nghiệp Trung Quốc lẫn nước ngoài. Khẩu trang trở thành hàng chỉ tiêu thụ trong nước và cấm xuất khẩu. Chẳng hạn, ngày 3/2, công ty JSP Safety gửi thư xin lỗi khách hàng vì hàng của họ bị chính phủ Trung Quốc trưng dụng làm đồ bảo hộ cho các cơ quan chính quyền, theo Guardian.

Công ty Cambridge Mask Company của Christopher Dobbing “né” được sự trưng thu của chính quyền vì là công ty nhỏ. Nhưng ông Dobbing chứng kiến cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài mua khẩu trang trên khắp thế giới để chuyển về nước.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 9.

Các công ty Trung Quốc ở nước ngoài cũng được yêu cầu thu mua khẩu trang và chuyển về nước. Riêng ngày 26/1, ông Dobbing nhận được 1.200 email và 400 cuộc gọi. “Chắc họ tưởng chúng tôi là công ty lớn, nhưng chúng tôi chỉ là vài người trong một văn phòng, cũng đang hoảng loạn vì đơn hàng quá nhiều”, ông nói. 

Đến ngày 28/1, khách hàng đã đặt hàng trước cho tới tháng 3.

Trong tháng 2, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 2 tỉ khẩu trang, khiến các nước lo ngại, phản ứng. Sau khi một công ty bất động sản Trung Quốc ở Sydney bị phát hiện đã mua hàng triệu khẩu trang, Hiệp hội Y tế Australia kêu gọi chính phủ ngăn công ty nước ngoài mua khẩu trang. Một luật sư từ chiến dịch tái tranh của của Tổng thống Trump kêu gọi kiện Bắc Kinh. Bang Missouri đã nộp đơn kiện Trung Quốc thật, trong đó cáo buộc Trung Quốc “tích trữ đồ bảo hộ cá nhân”, gây ra đại dịch “lẽ ra có thể ngăn chặn được”.

Nhưng những chỉ trích và cáo buộc trên “về căn bản mang tính hai mặt”. Việc Trung Quốc lớn mạnh và theo đuổi lợi ích của riêng mình cũng phù hợp với trật tự thế giới mà Mỹ ủng hộ lâu nay: lợi nhuận là hàng đầu, giảm thiểu chi phí bằng mọi cách, và chuyển mọi sản xuất sang Trung Quốc, không tính đến các hậu quả như mất việc làm hay vi phạm các quyền căn bản (ở các xí nghiệp bóc lột lao động).

Thế giới như vậy mang lại sự giàu có cho không chỉ Trung Quốc, mà cả những người giàu nhất ở các nước phát triển - chính họ lại đang bị ảnh hưởng (thiếu khẩu trang) bởi trật tự thế giới mà họ tạo ra.

Sau cùng, hóa ra không chỉ Trung Quốc, mà các nước lớn khác cũng đều hành xử như Trung Quốc, khi đến lượt họ phải đối phó với dịch bệnh. 

“Lại là thế giới cá lớn nuốt cá bé”, một nhà ngoại giao Ba Lan than thở.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 10.

Các nhà máy tăng công suất làm khẩu trang do nhu cầu tăng vọt. (Ảnh: AFP).

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 11.

Đến giữa tháng 3, Trung Quốc đã nới lỏng các giới hạn, cho phép vật liệu meltblown và khẩu trang được xuất khẩu trở lại. Nhưng thị trường tiếp tục hỗn loạn, khẩu trang không đến được tay các y bác sĩ, người cao tuổi hay những người cần khẩu trang nhất.

Các chính phủ thì tìm mọi cách để thu mua được khẩu trang cho công dân của mình. Nhân viên ngoại giao Trung Quốc biến thành thợ săn khẩu trang. Canada thuê công ty tư vấn để điều tra xem nhà sản xuất nào đáng tin. Các công ty vận chuyển giờ chủ yếu chỉ vận chuyển khẩu trang.

Các nước không sản xuất được khẩu trang phải tìm đủ mọi cách. Ireland yêu cầu hãng hàng không Aer Lingus vận chuyển khẩu trang từ Bắc Kinh, vì vậy hãng này phải xin cấp phép tuyến đường bay từ Trung Quốc về Ireland, và quy trình thường kéo dài 6 tháng lại xin được giấy phép trong một tuần.

Chuyến bay đầu tiên có 5 phi công, 2 kĩ sư và một chuyên gia cân bằng trọng tải trên máy bay, vì chuyến bay chở đầy các lô khẩu trang khổng lồ. “Hành khách” bây giờ trông giống như những hạt đậu khổng lồ được buộc chặt vào ghế ngồi.

Trước nhu cầu khẩu trang tăng vọt, một “hệ sinh thái” nhà cung cấp khẩu trang mọc lên, thường rất khó để kiểm soát chất lượng. Ở châu Âu, một số nước mua khẩu trang Trung Quốc, sau đó phát hiện ra hàng kém chất lượng. Chính phủ Hà Lan phải thu hồi 600.000 khẩu trang. Phần Lan phát hiện 2 triệu khẩu trang y tế không dùng được trong môi trường bệnh viện.

Guardian gọi điện cho một nhà cung cấp như vậy, và hỏi trước đây có phải bà cũng làm khẩu trang không. Nhà cung cấp cười và nói “không, chúng tôi làm đĩa thiếc. Nhưng các khách hàng của chúng tôi ở Mỹ và châu Âu hỏi chúng tôi có mua hộ khẩu trang được không, nên bây giờ chúng tôi buôn mặt hàng này... lấy hàng từ các xí nghiệp lớn ở gần đây”.

Bà nói không biết trước bao giờ có thể chuyển 10.000 khẩu trang sang London. Không có nhiều chuyến bay rời Trung Quốc, và hải quan nước này đang kiểm soát chặt chẽ khẩu trang, sau nhiều vụ hàng kém chất lượng. Một người bạn của bà đã đợi hai tuần nay để một lô hàng qua được hải quan.

Người này đảm bảo rằng khẩu trang mà bà bán có chứng nhận của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), và email bản scan cho phóng viên. Nhưng không thể tìm được tên và số chứng nhận trên giấy trên cơ sở dữ liệu của FDA.

Logan Pauley, nhà nghiên cứu ở Washington, D.C. chuyên theo dõi đường dây buôn bán ma túy trên Internet từ châu Á đi các nơi khác trên thế giới, cho biết ông ghi nhận một số kẻ buôn lậu chuyển sang quảng cáo khẩu trang, găng tay. “

Khẩu trang, 50 chiếc một hộp, tối thiểu 20 hộp, 33,5 USD/hộp, chưa bao gồm tiền vận chuyển”, một post trên Facebook của một kẻ buôn lậu đăng vào một nhóm mà trước đó chuyên buôn bán ma túy.

Ông Pauley nói rất khó đánh giá được các khẩu trang được rao bán này. Có thể chúng có chất lượng kém, và cố tình ghi sai nhãn để qua hải quan. Hải quan cũng đang quá tải nên không thể mở, kiểm tra từng hộp.

Nếu một giám đốc bệnh viện đang cần khẩu trang, nhiều khả năng họ sẽ phải đặt hàng trên những góc khuất phạm pháp như vậy trên Internet, vì đó là một trong số ít những lựa chọn còn lại.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 12.

Đội bóng bầu dục Mỹ New England Patriots (vùng Boston) thuê máy bay riêng để chở lô hàng 1 triệu khẩu trang từ Trung Quốc về Boston, ngày 2/4. (Ảnh: Getty Images)

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 13.

Ngoài những người môi giới, kẻ buôn lậu mọc lên để lợi dụng tình hình, còn có những nhà sản xuất chưa bao giờ làm khẩu trang, nhưng “đánh hơi” được cơ hội kiếm tiền, từ các tập đoàn xe hơi lớn của Đức đến một vài người hàng xóm góp chung tiền ở Los Angeles.

Theo vị giám đốc sản xuất vật liệu “meltblown” nhắc tới ở trên, một chiếc máy làm khẩu trang có giá 100.000 USD, và làm được khoảng 70.000-100.000 khẩu trang mỗi ngày. Nhiều người Mỹ đã hỏi ông về việc nhập máy móc từ Trung Quốc, là “những người chỉ có khoảng 100.000 USD và một không gian trống, và muốn kiếm ít tiền”.

Họ không biết gì về làm khẩu trang, và thường hỏi “muốn mua vải làm khẩu trang” một cách mơ hồ.

“Anh có muốn mua màng meltblown không”, vị giám đốc phải hỏi lại người mua.

“Có”.

“Còn về kẹp sống mũi? Còn về vật liệu polypropylene dùng để bọc quanh màng meltblown thì sao?”

“Ồ, chắc cũng cần luôn mấy cái đó, phải không nhỉ?”

Vị giám đốc thở dài kể: “Tôi phải dành nửa tiếng để giải thích cho họ về sản xuất khẩu trang”.

Những sự hỗn loạn trên thị trường khẩu trang - nạn tích trữ, trả tiền “mua lại” khẩu trang trên đường băng, khiến khẩu trang không đến được tay y bác sĩ - dường như đang phơi bày những giới hạn của trật tự kinh tế truyền thống.

Những “fan” trung thành của kinh tế tự do, theo sách giáo khoa, thường cho rằng “bàn tay vô hình” của thị trường sẽ giải quyết mọi vấn đề về cung và cầu. Khi “cầu” tăng lên, lợi nhuận sẽ thu hút thêm nhà sản xuất, làm “cung” tăng theo. Giá cả sẽ thay đổi nhưng sẽ đạt đến cân bằng để những ai mua được là những người cần mặt hàng đó nhất.

Các kinh tế gia thậm chí khẳng định cơ chế trên đúng cả trong tình huống khủng hoảng, vì vậy thường phản đối việc chính quyền can thiệp vào giá cả.

Nhưng đó vẫn chỉ là lí thuyết, còn đại dịch lần này lại cho thấy khác. Các bác sĩ phải mặc áo mưa để tự bảo hộ. Thậm chí, một công ty tập huấn an ninh ở Mỹ, đã phá sản từ lâu và không còn nhân viên, bỗng nhiên nhận được hợp đồng 55 triệu USD để cung cấp khẩu trang.

undefined
undefined
Khau trang dang tro thanh tam diem ‘cuoc chien toan cau’ hinh anh 6 QUOTE3_DESKTOP.jpg
Khau trang dang tro thanh tam diem ‘cuoc chien toan cau’ hinh anh 6 QUOTE3_DESKTOP.jpg

Lí thuyết về thị trường có thể đưa sản phẩm đến tay những người sẵn sàng chi nhiều tiền nhất, nhưng như vậy không đồng nhất với việc phân phối được sản phẩm đến những người thực sự cần, một cách rộng rãi nhất có thể.

Trong đại dịch, điều cần thiết nhất là để các y bác sĩ có khẩu trang trước tiên, để họ yên tâm cứu mạng người bệnh, theo Nicholas Bloom, nhà kinh tế học ở Đại học Stanford chuyên nghiên cứu về khủng hoảng.

Nhưng lần này, giá cả tăng vọt ở một thị trường không có sự quản lí, khiến các bệnh viện cần khẩu trang lại không thể mua được. Đến khi thị trường loại bỏ được những nhà cung cấp kém chất lượng và bình ổn lại giá cả, khiến những kẻ tích trữ phải bán bớt hàng, thì dịch bệnh đã lây lan và con người đã chết rồi, Guardian bình luận.

Ông Bloom nói để khắc phục tình trạng này cần các giải pháp can thiệp mà các nhà kinh tế thường không thích. Một giải pháp là đặt ra giá trần (giá tối đa) để giá không tăng quá cao, nhưng vẫn đủ để thu hút các nhà sản xuất mới.

Các chính phủ cũng nên trưng thu khẩu trang cho các bệnh viện trước khi để hàng được bán trên thị trường. “Bây giờ cũng như là thời chiến”, ông Bloom nói.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 15.

Thị trường khẩu trang giữa đại dịch dường như khiến các nước coi nhau là địch thủ: một khẩu trang mà anh mua được tức là một khẩu trang mà tôi bị mất đi, cũng chính là lập luận của những người phản đối thương mại tự do.

Và các nước thực sự cũng quay trở lại với những hành vi bảo hộ của quá khứ.

Khi truyền hình Pakistan phàn nàn rằng khẩu trang Trung Quốc được làm từ quần lót, các thế lực dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ lên Twitter phản đối Bắc Kinh. Trước đó, báo chí Anh lên án biên phòng Pháp tịch thu hai xe tải khẩu trang của Anh, làm bùng lên những tranh cãi về hợp tác giữa các nước châu Âu.

Tương tự, Mỹ cũng giằng co không kém. 

Tháng 4, có thông tin người Mỹ dùng “tiền tươi thóc thật” để mua ngay khẩu trang đang ở trên đường băng chuẩn bị sang Pháp. Không ai làm rõ được những “người Mỹ” đó là ai, và làm sao họ vào được đường băng của sân bay Thượng Hải, nhưng giới chức Pháp bực mình tới mức một vùng của Pháp chuyển sang nhập khẩu khẩu trang bằng đường biển, thay vì hàng không. 

Mỹ cũng bị cáo buộc trả tiền mua lại khẩu trang đang trên đường tới Đức.

Bản thân Ovidiu Olea, doanh nhân Hong Kong nhắc tới ở trên, cũng bị “một số người Mỹ nào đó” tới tận nhà cung cấp, trả giá gấp 3 lần rồi lấy luôn lô 50.000 bộ khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ mà ông đã mua để tặng quê hương Romania.

undefined
undefined
Khau trang dang tro thanh tam diem ‘cuoc chien toan cau’ hinh anh 7 QUOTE4_DESKTOP.jpg
Khau trang dang tro thanh tam diem ‘cuoc chien toan cau’ hinh anh 7 QUOTE4_DESKTOP.jpg

Ở châu Âu, các nước cũng tranh cãi về khẩu trang. Khi Italy đang là tâm dịch, thì Pháp và Đức ban hành luật, đưa khẩu trang vào diện tài sản chiến lược, có thể bị tịch thu. Pháp và Đức giữ lại khẩu trang đang trên đường tới Italy, mà Italy đã đặt hàng từ Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, theo một nghị sĩ Italy.

Trong khi đó, Trung Quốc lại triển khai chiến lược “ngoại giao khẩu trang”, tặng khẩu trang cho Italy. Sau cùng, 52% người được hỏi coi Trung Quốc là “bạn tốt nhất” của Italy, còn 45% và 38% coi Đức và Pháp là đối thủ.

Dù Đức và Pháp cũng hỗ trợ cho Italy nhiều, như dành ra giường ICU cho người Italy, chở người Italy về điều trị bằng máy bay, tặng cho Italy đồ bảo hộ, nhưng những động thái ban đầu đã làm tổn hại hình ảnh các đối tác trong mắt dư luận Italy, còn “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc lại trở nên vang dội.

Khẩu trang đang trở thành tâm điểm ‘cuộc chiến toàn cầu’ - Ảnh 17.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức đến sân bay đón 10 triệu khẩu trang Trung Quốc tới Leipzig vào tháng 4. (Ảnh: Getty Images).

Dù trạng thái “bình thường mới” sau đại dịch là thế nào, các chuyên gia mà Guardian phỏng vấn đều cho rằng “sẽ có rất, rất nhiều khẩu trang... ở khắp nơi”. Khẩu trang sẽ được phát khi bay, khi tới khách sạn. Người người, nhà nhà sẽ mua khẩu trang để trong ngăn kéo dùng dần. Mọi quốc gia đều sẽ có nguồn cung riêng.

Từ trước đại dịch, viễn cảnh tương lai đối với hàng tỉ người trên Trái Đất đang được dự báo là biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, nước biển dâng. Vẫn có hi vọng và những kêu gọi, để thúc giục các nước cùng hợp tác tránh viễn cảnh này.

Nhưng giờ đây, lại là “kỉ nguyên của chiếc khẩu trang”, mà không ai ngờ tới. Và cái cách mà thế giới bước vào “kỉ nguyên khẩu trang” là sự cảnh báo, cho chúng ta thấy rằng sự đoàn kết quốc tế cần thiết để chống biến đổi khí hậu là gần như khó tưởng.

Có thể, “tương lai về bầu trời mù mịt khói và nước biển dâng là tương lai duy nhất đang đợi chúng ta”, Guardian bình luận.