Tồn kho 20 triệu khẩu trang, kiến nghị mở đường xuất khẩu

Do năng lực tiêu thụ khẩu trang vải thấp nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Số liệu của 20 doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho hiện lên tới 20 triệu chiếc.

Kiến nghị xuất khẩu không giới hạn khẩu trang y tế

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài cho biết khẩu trang vải tồn kho ở các doanh nghiệp lên tới 20 triệu chiếc tại cuộc họp bàn về các giải pháp hành động sau giai đoạn giãn cách xã hội của Bộ Công Thương.

Theo ông Hoài, hiện năng lực sản xuất khẩu trang vải lên tới 11 triệu chiếc/ngày, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch cũng như viện trợ nhiều nước.

Tồn kho 20 triệu khẩu trang, kiến nghị xuất khẩu không giới hạn khẩu trang y tế - Ảnh 1.

Số liệu của 20 doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho sản phẩm khẩu trang vải hiện lên tới 20 triệu chiếc. (Ảnh: Vintex).

Tuy nhiên, năng lực tiêu thụ khẩu trang vải thấp, nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Số liệu của 20 doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho sản phẩm hiện lên 20 triệu chiếc.

Riêng khẩu trang y tế, năng lực sản xuất cũng được tăng lên, nhưng có vướng mắc do hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch trong nước vẫn còn thiếu 14 triệu chiếc (trong tổng số 60 triệu chiếc), gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu khẩu trang còn lại.

Vì thế, Cục trưởng Cục Công nghiệp cho rằng năng lực sản xuất lớn, nhưng vướng mắc về cơ chế, gây khó khăn chung. Do đó, ông kiến nghị với lượng khẩu trang thiếu này cần triển khai mua theo cơ chế đấu thầu, sau đó cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn khẩu trang y tế.

Ngoài vấn đề sản xuất, xuất khẩu khẩu trang, Cục trưởng Trương Thanh Hoài còn cho biết ngành dệt may và da giày, chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu (EU) và Hoa Kỳ hiện rất khó khăn. 

Ông Hoài đề nghị có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ vay ưu đãi, phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo cho các lĩnh vực ưu tiên, cũng như đưa một số ngành ôtô, dệt may, da giày thành lĩnh vực ưu tiên. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết kiến nghị tạo thuận lợi xuất khẩu khẩu trang

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đồng ý sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép đẩy mạnh xuất khẩu khẩu trang y tế cùng khẩu trang vải, trên cơ sở đề nghị dự trữ quốc gia mua vào và tạo thuận lợi cho xuất khẩu. 

Tuy nhiên, ông lưu ý các sản phẩm mới về vật phẩm, bảo hộ y tế là rất lớn, nên phải tổ chức lại, khảo sát năng lực và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng năng lực sản xuất, đa dạng sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Đồng thời, chú trọng các nhóm hàng ưu tiên như dệt may, da giày, đỗ gỗ, đồ điện tử… để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn.

Chỉ thị 19 do Thủ tướng ban hành cũng yêu cầu Bộ Công Thương tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc kí kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu, để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

Bộ Công Thương được giao nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.