Coi tiền là nguồn lây nhiễm Covid-19, người Nhật tránh xài tiền mặt

Lưu lượng rút tiền mặt tại máy ATM của các ngân hàng ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã giảm 60% so với tháng trước. Người dân Nhật Bản có tâm lí đề phòng, khi cho rằng nguy cơ bị nhiễm Covid-19 rất có thể đến từ tiền mặt và máy ATM.
Người Nhật Bản tránh sử dụng tiền mặt vì coi đó là nguồn lây nhiễm - Ảnh 1.

Nhiều người Nhật coi tiền mặt là nguồn lây nhiễm Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Tính đến giữa tháng 4, lưu lượng rút tiền mặt tại máy ATM của các ngân hàng ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã giảm 60% so với tháng trước. Các cơ quan chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần đưa ra cảnh báo y tế khẩn cấp để người dân ở nhà, nhưng dường như việc này cũng khiến cho họ có tâm lí tránh nguy cơ lây nhiễm virus qua việc tiếp xúc với tiền giấy.

Nikkei đã hỏi các siêu ngân hàng như MUFG Bank và Sumitomo Mitsui Bank Corporation về tỉ lệ sử dụng các máy ATM của khách hàng được đặt tại các quận lớn. Mỗi máy ATM đã giảm tỉ lệ rút tiền mặt khoảng 60%. 

Ngân hàng Mizuho cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Vương quốc Anh cũng đã ghi nhận sự sụt giảm rút tiền mặt 20% vào giữa tháng 3.

Người Nhật đã đưa ra rất nhiều câu hỏi cho các ngân hàng, chẳng hạn như các hóa đơn trong máy ATM có được thay thế bằng tờ mới, hay liệu màn hình máy ATM đã được khử trùng sạch hay chưa. Nghiên cứu của Viện Sức khỏe Y tế Mỹ đã chỉ ra rằng, virus có thể tồn tại trên một số bề mặt giấy tối đa là 24 tiếng, lâu hơn ba tiếng so với ở trong không khí.

Tính đến 8 giờ sáng nay (27/4), Nhật Bản có thêm 210 ca nhiễm mới, trong đó có 72 ca ở Tokyo. Tổng số ca nhiễm Covid-19 trong nước hiện tại là 13.441 người. Nếu tính cả 712 ca trên du thuyền ở Yokohama, thì tổng số ca nhiễm tại Nhật là 14.153 người. Tổng số ca tử vong trên toàn quốc hiện tại là 385 ca (372 ca trong nước, 13 ca trên du thuyền ở Yokohama).

Các quan chức chính phủ Nhật Bản ngày càng đồng quan điểm rằng sẽ khó có thể dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp vào đầu tháng 5 tới, hãng tin tức NHK đưa tin. Theo các chuyên gia y tế, tình hình lây nhiễm virus không chậm lại như kì vọng.

Trước đó, Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với các thành phố Tokyo, Osaka và 5 tỉnh thành khác vào ngày 7/4. Đến ngày 16/4, tình trạng khẩn cấp được mở rộng trên phạm vi cả nước. 

Giới chức Nhật Bản đang theo dõi sát sao tình hình diễn biến dịch bệnh. Chính phủ sẽ quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp sau ngày 6/5 hay không sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.