Đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản đang gây ra những cuộc tranh luận trái chiều trong chính giới Trung Quốc.
Tại Bắc Kinh, nơi đặt các cơ quan đầu não của đất nước "đang dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về làn sóng các công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc", theo một nguồn tin của Nikkei Asian Review.
"Cuộc thảo luận thường tập trung vào các điều khoản trong gói kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản, khuyến khích và tài trợ cho việc tái lập chuỗi cung ứng ở nước này", nguồn tin cho hay.
Nếu đại dịch không xảy ra, chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản sẽ kết thúc bằng việc ông tự hào tuyên bố "một kỉ nguyên mới" của quan hệ Trung - Nhật đã được mở ra. Ông sẽ cổ vũ cho người đồng cấp Abe, khi Nhật Bản chuẩn bị cho sự kiện lớn nhất thế giới là Thế vận hội 2020.
Thay vào đó, cả chuyến thăm của ông Tập tới Nhật Bản và Thế vận hội Tokyo đều đã bị hoãn lại. Và quan hệ Trung - Nhật đang đứng ở ngã tư đường.
Người ta nhìn thấy những tín hiệu chính sách mới của Thủ tướng Abe là vào ngày 5/3.
Thật tình cờ, cũng trong ngày đó, thông báo chính thức về việc hoãn chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Nhật Bản cũng được phát đi. Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một cuộc họp của Hội đồng đầu tư cho Tương lai, do chính Thủ tướng Abe làm Chủ tịch. Ông Abe muốn rằng các cơ sở sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ quay trở về Nhật Bản.
Ngồi trong bàn là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng như Hiroaki Nakanishi - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện cho giới kinh doanh lớn nhất đất nước được biết đến với cái tên Keidanren.
"Do dịch bệnh, hàng hoá từ Trung Quốc tới Nhật Bản đã sụt giảm", ông Abe nói. "Mọi người bắt đầu cảm thấy lo lắng về chuỗi cung ứng của chúng ta".
Trong số các mặt hàng phụ thuộc nhiều vào một quốc gia khác để sản xuất, "chúng ta nên cố gắng di dời những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao về lại Nhật Bản", ông Abe cho biết.
"Và đối với các sản phẩm khác, chúng ta nên đa dạng hoá quốc gia sản xuất mà các nước ASEAN có thể là điểm đến tiếp theo", Thủ tướng Nhật Bản nói thêm.
Quan điểm của ông Abe rất rõ ràng. Gián đoạn nguồn cung ứng đã ảnh hưởng tới việc mua sắm phụ tùng ô tô và các sản phẩm khác, mà Nhật Bản phụ thuộc vào Trung Quốc, đã tác động nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Và Nhật Bản mong muốn một thứ gì đó nhiều hơn ngoài mô hình "Trung Quốc + 1" truyền thống, mà trong đó các doanh nghiệp có thêm một địa điểm ngoài Trung Quốc để đa dạng hoá sản xuất.
Thủ tướng Nhật Bản đang xây dựng chính sách "xa lánh Trung Quốc".
Giữa lúc đất nước đang tràn ngập các tin tức về đại dịch Covid - 19, đề xuất mới mẻ này của Thủ tướng Abe đã không được báo chí trong nước quan tâm nhiều.
Tuy nhiên, về phía mình, Trung Quốc vẫn đang theo dõi cẩn thận, và có lẽ đang tự hỏi liệu họ có phải trảo qua một cuộc "rút quân công nghiệp", như Nhật Bản từng trải qua hay không.
Một làn sóng rời Trung Quốc như vậy sẽ làm lung lay mô hình tăng trưởng lâu dài của đất nước tỉ dân.
Trong gói kinh tế khẩn cấp được thông qua vào ngày 7/4, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi tái thiết lập chuỗi cung ứng đã bị tấn công bởi dịch bệnh. Trong đó, nước này dành hơn 240 tỉ yên trong ngân sách bổ sung cho năm tài khoá 2020 để hỗ trợ các công ty trong nước chuyển dây truyền sản xuất về nước, hoặc đa dạng hoá cơ sở sản xuất của họ ở Đông Nam Á.
Ngay lập tức, ngày 8/4, Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn tại Bắc Kinh.
Phát biểu trong cuộc họp, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng: "Khi đại dịch tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro gia tăng. Các yếu tố không ổn định và không chắc chắn đang gia tăng một cách đáng chú ý".
Ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân theo giả định những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, và kêu gọi sự chuẩn bị cả trong tư tưởng lẫn hành động để đối phó với những thay đổi của thế giới.
Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 thành viên, thường họp mỗi tuần một lần và hiếm khi nào tổ chức cũng như nội dung của các cuộc họp này được truyền thông đăng tải.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi chuẩn bị cho một "trận chiếnn kéo dài", trong khi luôn phải sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Không chỉ Nhật Bản, tại Mỹ cũng đã diễn ra các cuộc đàm phán liên quan tới sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Larry Kudlow - Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc gia của Nhà Trắng, đã bày tỏ ý định xem xét hỗ trợ tài chính để các công ty Mỹ rời Trung Quốc trở về nước.
Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Donald Trump.
Nếu cả Mỹ, Nhật Bản hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới lần lượt rời Trung Quốc, thì nó sẽ có tác động rất lớn tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Có một chủ đề đang được giới trí thức Trung Quốc bàn tán xôn xao. Theo biểu đồ chiêm tinh học của nước này, năm 2020 là năm chuột vàng, cứ sau 60 năm lại xuất hiện một lần. Người ta nói rằng mỗi năm chuột vàng đến lại xảy ra một sự kiện chấn động lịch sử.
Năm 1840, dưới triều nhà Thanh, chiến tranh nha phiến nổ ra đã kéo lùi bước tiến của Trung Quốc trong hơn một thế kỉ.
60 năm sau, cuối thời nhà Thanh, lực lượng liên minh 8 quốc gia gồm Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Nga, Nhật, Áo và Hungary đã tranh nhau xâu xé Trung Quốc.
Lần trở lại của năm chuột vàng 1960 trùng hợp với nạn đói do phong trào Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông khởi xướng.
Trung Quốc đã trải qua đỉnh của đại dịch Covid - 19, các số liệu cho thấy nước này đang kiểm soát khá tốt dịch bệnh.
Tuy nhiên, Zhang Wenhong - người đứng đầu một nhóm chuyên gia lâm sàng, cho biết trường hợp nhiễm Covid - 19 đang gia tăng trở lại, và dự báo đợt lây nhiễm thứ hai sẽ xảy ra vào tháng 11 hoặc muộn hơn.
Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 - 1920, làn sóng lây nhiễm thứ hai thậm chí còn nghiêm trọng hơn đợt đầu tiên. Và thế giới không chứng kiến thêm đại dịch nào nguy hiểm hơn kể từ đó. Ước tính có 500 triệu người, một 1/3 dân số thế giới đã bị nhiễm bệnh và hơn 50 triệu người đã chết.
Theo Zhong Nanshan, một bác sĩ y khoa 83 tuổi - người đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Sars năm 2003, cảnh báo virus corona chủng mới đã bị đột biến và tỉ lệ tử vong của nọ đã cao gấp 20 lần so với dịch cúm Tây Ban Nha.
Covid - 19 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc từ cuối năm ngoái, và sau đó lan rộng ra toàn cầu. Tổng thống Trump đã gọi virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", dù sau đó ông không tiếp tục sử dụng cách gọi này.
Dư luận toàn cầu sẽ ảnh hưởng lớn tới việc tái lập trật tự thế giới hậu dịch bệnh. Giờ đây, khi mọi thứ vẫn chưa được định hình, những người nắm thế chủ động là Mỹ và Trung Quốc.
Thời Trung Quốc cổ đại, thẻ tre được sử dụng để thay sách viết. Chúng được gọi là "thẻ xanh", vì những thanh tre có màu xanh trước khi chúng được khâu thành sách.
Thẻ tre là những cuốn sách chính thức để lưu giữ cho hậu thế, và điều quan trọng là một hoàng để phải kí tên mình lên đó.
Nếu đại dịch Covid - 19 làm thay đổi mạnh mẽ trật tự thế giới trong thế kỉ 21, thì Hoa Kỳ hay Trung Quốc sẽ là những người khắc tên mình lên thẻ tre? - Tờ Nikkei Asian Review đặt câu hỏi.
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào các Mỹ và Trung Quốc xây dựng lại nền kinh tế hậu Covid -19. Nếu các tập đoàn lớn rút khỏi Trung Quốc, nó sẽ trở thành lực cản cho sự hồi sinh kinh tế ở đất nước tỉ dân này.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020