Theo Sohu, trái cây, rau củ càng nhiều màu sắc thì vitamin và dưỡng chất cũng như hợp chất thực vật (phytochemicals) có trong đó càng nhiều.
Các hợp chất thực vật, cùng với các vitamin và khoáng chất khác nhau như vitamin A (Beta-carotene), C và E, magiê, kẽm và axit folic, đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Để có sức khỏe dồi dào, cơ thể chúng ta cần nạp tối đa nguồn dưỡng chất thực vật quý giá từ các loại rau củ quả. (Ảnh: Sohu).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi màu sắc khác nhau của rau củ quả chứa một lợi ích dinh dưỡng riêng. Bạn hoàn toàn có thể là một chuyên gia thẩm định dinh dưỡng qua việc nhận diện sắc màu rau củ quả.
Màu đỏ: Rau củ quả màu đỏ chứa nhiều dưỡng chất lycopene, anthocyanidin, roanthocyanidin, beta-carotene,… giúp hỗ trợ sức khỏe tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tuyến tiền liệt, tăng cường sức khoẻ mạch máu đồng thời bảo vệ ADN.
Các loại rau củ quả màu đỏ điển hình: cà chua, dưa hấu, bưởi đào, ổi đào, nam việt quất,...
Màu cam/vàng: Rau củ quả màu vàng/cam chứa nhiều beta-carotene, alpha-carotene, beta-cryptoxanthin hỗ trợ sức khỏe thị giác. Ngoài ra, các chất này cũng hỗ trợ tối ưu hệ miễn dịch, tim mạch, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển, bảo vệ tế bào, trẻ hóa da.
Các loại rau của quả điển hình: Cà rốt, xoài, dứa, khoai lang, đu đủ, quả mơ, chanh leo, cam,...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi màu sắc khác nhau của rau củ quả chứa một lợi ích dinh dưỡng riêng gắn liền với các dưỡng chất thực vật. (Ảnh: Sohu).
Màu xanh lá cây: Đây là màu của diệp lục, rau củ quả có màu này rất giàu beta-carotene, isothiocyanate, lutein và EGCG giúp cơ thể loại bỏ các chất gây ung thư tiềm năng, hỗ trợ sức khỏe thị giác, phổi, xương và răn duy trì sự tương tác và tăng trưởng của tế bào.
Các loại rau củ quả điển hình: Cải xoăn, cải rổ, rau diếp, bí ngồi, bông cải xanh và các loại rau họ cải khác.
Màu trắng/trắng xanh: Nhưng loại rau của quả này chứa rất nhiều dưỡng chất ECCG, allicin, isothiocyanate, quercetin và anthocyanidin… được các nhà khoa học công nhận có khả năng hỗ trợ chức năng enzyme, duy trì quá trình trao đổi chất của xương, bảo vệ động mạch đồng thời cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Các loại rau củ quả điển hình: Súp lơ, hành tây, tỏi, bầu, mướp đắng, măng tây, dưa chuột, táo, lê, nấm,...
Màu xanh tím: Rau củ quả màu xanh tím và tím chứa các chất có lợi như quercetin, resveratrol giúp chống oxy hóa, ổn định huyết áp và sức khỏe, mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư, ngoài ra chất anthicyanidin có vai trò quan trong việc bảo vệ cơ thể, tốt cho da và hệ tiêu hoá.
Các loại rau củ quả điển hình: Quả việt quất, quả mâm xôi, dâu, anh đào, mận, lựu, cà tím, bắp cải tím,...
Việc áp dụng dinh dưỡng theo màu sắc càng hạn chế hơn do nhiều nguyên nhân như tiết kiệm chi phí, thói quen ăn uống giàu đạm – ít xơ hay công việc bận rộn, tí chăm sóc đến bữa ăn cá nhân. (Ảnh: Sohu).
Theo thông tin trang Sohu đăng tải, bạn nên ăn ít nhất 5 loại rau và 2 loại trái cây mỗi ngày. Người trưởng thành cần đạt 300 - 500g rau mỗi ngày và 200 - 350g trái cây (được khuyến nghị bởi Báo cáo Cân bằng chế độ ăn kiêng Trung Quốc 2016).
Đối với phụ nữ
19 - 30 tuổi: 350g quả + 500g rau
31 - 50 tuổi: 300g quả + 500g rau
Trên 51 tuổi: 300g quả + 400g rau
Đối với đàn ông
9 - 50 tuổi: 350g quả + 600g rau
Trên 51 tuổi: 350g trái cây + 500g rau
Khi tuổi càng cao, tốc độ trao đổi chất cơ bản càng giảm và lượng calo cần thiết ngày càng ít đi, do đó, trái cây và rau quả chắc chắn sẽ giảm theo tỉ lệ, thay vì ăn nhiều hơn và nhiều hơn.
Việc áp dụng dinh dưỡng theo màu sắc càng hạn chế hơn do nhiều nguyên nhân như tiết kiệm chi phí, thói quen ăn uống giàu đạm 0 ít xơ hay công việc bận rộn, ít chăm sóc đến bữa ăn cá nhân.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe tối ưu, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người bận rộn cần ăn gấp đôi lượng rau củ quả hiện tại để có thể cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thực vật, vitamin và khoáng chất thiết yếu.