Với những người ăn kiêng, bánh trung thu sẽ trở thành món ăn cần “tránh xa” vì chứa hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, cách làm bánh trung thu cho người ăn kiêng được làm từ các nguyên liệu “sạch”, không chứa chất béo sẽ giúp bạn kiểm soát vóc dáng, không lo tăng cân. Cùng tìm hiều cách làm và các loại bánh trung thu ăn kiêng dưới đây.
Bánh trung thu là món ăn truyền thống vào dịp Rằm tháng 8. Tuy nhiên bản chất của loại bánh này là khá ngọt và nhiều calo nên chắc chắn sẽ làm cản trở công cuộc ăn kiêng của các chị em. Để đáp ứng nhu cầu ăn uống khắt khe của các chị em, những năm gần đây trên thị trường đã có những loại bánh ít ngọt, ít calo những vẫn giữ được hương vị truyền thống cho người ăn kiêng.
Sau đây, là một số loại bánh trung thu cho người ăn kiêng nên tham khảo:
Hai loại hạt tưởng không liên quan lại có thể kết hợp với nhau tạo nên một hương vị nhân mới lạ và đặc sắc. Hạt sen sau khi được chọn lựa kỹ lưỡng cần ngâm trước khi làm chín. Khi sên nhân hạt sen bạn có thể giảm lượng đường cho phù hợp nhưng cũng không được quá ít hoặc thay thế bằng đường ăn kiêng hay mật ong.
Để mang đến cho người thưởng thức trải nghiệm khác lạ, hạt chia giòn giòn được trộn đều cùng phần nhân hạt sen.
Bánh trung thu Kinh Đô ăn kiêng được thay thế 70% đường tinh luyện trước kia bằng một loại mới có năng lượng thấp hơn là Maltitol và Isomalt ngọt vừa phải, nên rất tốt cho chị em đang có chế độ ăn giảm cân.
Hiện nay, Kinh Đô đã cho ra mắt thêm 4 dòng bánh trung thu dành cho người ăn kiêng gồm có:
- Bánh hạt sen hạt chia
- Bánh đậu xanh hạnh nhân
- Bánh đậu xanh quyện hạt Macadamia
- Bánh mè đen nhồi hạt dưa
Bánh trung thu Bibica dành cho người ăn kiêng bổ sung Lycopen có hiệu quả trong việc phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ưu điểm của loại bánh trung thu cho người ăn kiêng là sử dụng đường Isomalt từ hoa quả ngọt dịu chỉ bằng 50% Saccharose, là món quà tặng lý tưởng dành cho bạn bè, người thân trong ngày rằm tháng 8 âm lịch.
Đồng Khánh Bông Lúa Vàng là loại bánh trung thu không chỉ nổi tiếng bởi sự sang trọng, tinh tế mà còn thơm ngon, hấp dẫn. Cũng là món quà ý nghĩa cho bạn bè, người thân vào dịp Tết Trung Thu. Bên cạnh các vị bánh truyền thống thì Đồng Khánh cũng đưa ra các dòng bánh trung thu dành riêng cho người ăn chay, ăn kiêng với các vị như: Đậu xanh hạt dưa, đậu xanh dâu tươi, hạt dưa đậu đỏ, sen nam việt quất, trà xanh Matcha.
Phần nhân bánh
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g mỗi loại hạt tự chọn (hạnh nhân, hạt điều, mè, hạt dưa, hạt bí, đậu phộng rang, chuối khô, nho khô, nam việt quất, hạt chia)
Nguyên liệu cho phần nhân bánh trung thu |
Cách làm:
Bước 1: Hòa yến mạch xay mịn, sữa tươi không đường làm chất kết dính.
Bước 2: Trộn các loại hạt với nho khô, chuối khô, nam việt quất.
Bước 3: Dùng hỗn hợp ở bước 1 trộn cùng các loại hạt ở bước 2 đến khi cảm thấy dẻo, dùng các ngón tay đảo cho quyện dẻo, nắn nhân không rời, không khô.
Lưu ý: Nếu thích ngọt có thể cho nhiều nho, chuối và thêm mật ong.
Phần vỏ bánh nên dùng mật ong thay nước đường |
Phần vỏ bánh (dùng mật ong thay nước đường)
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 280g bột
- 150g mật ong
- 30g dầu hướng dương
- 10g bơ đậu phộng
- 1 lòng đỏ trứng
- 20g rượu mai quế lộ
Bước 1: Bột mì nguyên cám và yến mạch xay mịn tỉ lệ 1:1
Bước 2: Trộn các nguyên liệu lỏng cho hoà tan, sau đó cho bột vào.
Chú ý: trộn nhẹ, không nhồi quá kỹ, vừa dẻo là được. Cho bột nghỉ 30 phút, nhồi lại nếu hỗn hợp ướt thì cho thêm bột.
Bước 3: Sau khi đóng bánh xong nên nướng ngay ở nhiệt độ 200oC, tuỳ thuộc thời gian nướng phụ thuộc vào bánh to/nhỏ. Thấy bánh hơi vàng mặt, thành bánh đục là được.
Bước 4: Lấy bánh ra để nguội và quét mặt bánh bằng hỗn hợp 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa cafe dầu mè, 1 thìa cafe dầu gấc. Sau đó, nướng tiếp lần hai đến khi mặt bánh vàng. Lấy ra đợi bánh nguội, lại cho vào nướng lần 3.
Theo chị Toni Nguyễn - người làm ra những chiếc bánh trung thu Eat Clean, bánh Trung thu vốn ngọt đậm từ vỏ đến nhân do lượng đường tinh luyện khá lớn không tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, chị thay đường bằng mật ong nguyên chất. Nhân bánh cũng không dùng đường, mứt có đường mà chỉ phối các loại hạt tốt cho sức khỏe.
Yêu cầu thành phẩm: bánh phải ngon mắt, vỏ bánh sáng bóng, màu đẹp, hoa văn rõ nét. Bánh ngon miệng với nhân thơm dẻo, vị thanh.
Bánh trung thu ăn kiêng được sử dụng từ một loại đường khác ít năng lượng hơn, ít ngọt tạo vị thanh mát hơn. Nhưng liệu những sản phẩm bánh trung thu ăn kiêng có thay thế như chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày hay không? Vẫn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em hiện nay.
Thực chất, sau khi ăn, các loại đường ít ngọt thường sẽ hấp thu vào máu nhanh hơn. Insulin từ tuyến tụy tiết ra nhiều hơn giúp các tế bào hấp thụ và kìm hãm lượng đường quá cao trong lòng mạch.
Chính vì Insulin huy động đường vào tế bào gây ra cảm giác đói và gây cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Do đó, bánh trung thu ăn kiêng cũng không nên ăn quá nhiều mà cần duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin, khoáng chất và giàu đạm. Như vậy, sẽ tốt hơn cho quá trình giảm cân.
XEM THÊM
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu đủ sắc không dùng đến phẩm màu, tốt cho sức khỏe Nếu lo lắng những chiếc bánh nướng, bánh dẻo mua ở ngoài chứa nhiều phẩm màu, bạn có thể tham khảo cách làm bánh trung ... |
Những người mắc bệnh này nên 'tránh xa' bánh trung thu Một số nhóm bệnh được khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh Trung thu, bởi việc tiêu thụ quá nhiều bánh có thể gây nguy ... |
Bánh trung thu 'dỏm' gây hại cho sức khỏe như thế nào? Chuyên gia cảnh báo, bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho ... |
Ăn bánh trung thu không lo béo nếu biết cách giảm cân bằng vỏ bưởi Trong khi việc ăn bánh trung thu nhiều có thể gây tăng cân thì việc sử dụng vỏ bưởi để tắm và xông hơi lại ... |
Bánh trung thu hội đủ các tiêu chí này, bà nội trợ có thể rút ví mua ngay Trong khi thị trường xuất hiện rất nhiều loại bánh trung thu, từ sản xuất công nghiệp cho đến handmade thì việc lựa chọn được ... |