Chuyển dạ ở mỗi phụ nữ là hoàn toàn khác nhau, không ai là giống ai nhưng các giai đoạn đều vẫn tuân theo một trình tự nhất định.
Không ít bà mẹ thắc mắc chuyển dạ là gì và các giai đoạn của nó được diễn ra theo một quy luật, một nguyên tắc chung cơ bản nào, có cần chú ý thêm những điều gì hay không cũng như đâu mới thật sự là các dấu hiệu của sự chuyển dạ sinh nở chính thức.
Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên nắm vững. (Ảnh: brightside)
Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ chính xác nhất mà các mẹ nên nắm vững để chuẩn bị tâm lí thật sẵn sàng:
Bạn ngừng tăng cân và thậm chí có thể giảm cân nhẹ
Trong giai đoạn cuối của thai kì, bạn có thể thấy cân nặng của mình chững lại, thậm chí nhiều bà mẹ có thể bị giảm cân nhẹ. Đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường, do đó bạn không cần quá lo lắng cho sự phát triển của thai nhi.
Lúc này do lượng nước ối dần giảm xuống để chẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.
Việc tụt cân nhẹ hoặc chững cân từ tuần 37 trở đi cho thấy đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, do đó bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi điều độ, giữ tâm trạng được thoải mái nhất có thể. (Ảnh: Brightside)
Bụng bầu tụt xuống
Bụng bầu sẽ có xu hướng tụt xuống vào khoảng 2 đến 4 tuần trước quá trình chuyển dạ. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ vào lúc bạn đi kiểm trai thai kì để họ có thể nắm rõ. (Ảnh: Brightside)
Một vài tuần trước khi bé "muốn ra ngoài" thì bé sẽ dần dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ để "sẵn sàng" cho sự chào đời. Với dấu hiệu này thì những mẹ mang thai lần đầu sẽ dễ dàng nhận biết rõ hơn là những mẹ mang thai lần 2, lần 3.
Thay đổi về màu sắc dịch nhầy âm đạo
Sự thay đổi về màu sắc của dịch tiết âm đạo cũng là một trong những dấu hiệu mẹ đặc biệt quan tâm. (Ảnh: Brightside)
Trong những ngày cuối cùng dẫn đến chuyển dạ, bạn có thể thấy dịch âm đạo của mình ra nhiều một cách bất thường, kèm với đó là sự thay đổi về màu sắc. Đây là hiện tượng bong nút nhầy, hay còn gọi là máu báo sắp sinh, một dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết cho các mẹ.
Dù đã có máu báo sắp sinh nhưng bạn cũng đừng vội đến bệnh viện bởi có nhiều mẹ vài ngày sau mới bắt đầu chuyển dạ. Do đó, hãy tiếp tục quan sát xem có một dấu hiệu nào khác chắc chắn hơn xuất hiện nữa không thì hãy vào viện.
Các cơn co trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn
Vài tuần trước khi sinh thì mẹ sẽ được "làm quen" với các cơn gò chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò Braxton-Hicks.
Cơn gò chuyển dạ giả thường diễn ra trong khoảng 30 giây, lặp lại một cách ngẫu nhiên, không theo quy luật và cũng không gia tăng độ đau theo thời gian. Mẹ có thể cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau hơn nếu thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi.
Trong khi đó, cơn gò chuyển dạ "đúng nghĩa" lại trở nên thường xuyên hơn bởi chúng diễn ra theo một chu kì đều, mạnh lên theo thời gian và dù mẹ có thay đổi tư thế nào đi chăng nữa thì cơn đau đó cũng sẽ không biến mất cho đến khi mẹ sinh em bé.
Trước khi sinh khoảng một vài tuần bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn gò, nhưng cần phân biệt cơn gò giả và cơn gò đúng nghĩa. (Ảnh: Brightside)
Dấu hiệu chuột rút
Bị chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Vì là ở giai đoạn cuối thai kì nên mẹ cần di chuyển hết sức cẩn thận, tránh việc duy trì một tư thế quá lâu.
Bản năng làm tổ
Mệt mỏi, uể oải là vậy nhưng bỗng dưng bạn lại muốn đứng dậy dọn dẹp nhà cửa, lau chùi các thứ, sắp xếp lại đồ chuẩn bị đi sinh thì đó cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh vì đây là bản năng làm tổ của mỗi người mẹ.
Bản năng làm tổ của mỗi người mẹ. (Ảnh: brightside)
Cổ tử cung của bạn bắt đầu "mở"
Việc cổ tử cung mở mẹ có thể nhận thấy hoặc thông qua việc đi khám thai định kì mỗi tuần, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra độ mở của cổ tử cung. Đây thực sự là một dấu hiệu chuyển dạ chuẩn xác nhất, mẹ cần hết sức lưu ý.
Hãy giữ tâm trạng được thoải mái nhất có thể khi bạn thấy xuất hiện tất cả những dấu hiệu chuyển dạ. (Ảnh: Ly Le)
Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ
Thay đổi tư thế: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp tạo áp lực lên cổ tử cung để nó giãn ra.
Đảm bảo ăn đủ chất và uống đủ nước: Giúp bạn có thêm năng lượng để giữ được tinh thần tốt hơn và cũng như có thêm sức khỏe để "vượt cạn" thành công.
Đừng vội vàng: Hãy để ý các cơn co, nếu như bạn thấy trong 10 phút có đến 3 cơn co và mức độ các cơn đau trở nên dồn dập hơn hãy di chuyển ngay đến bệnh viện để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.