Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang có khá nhiều ý kiến trái chiều. Liên tiếp những ngày qua, dư luận cả nước bày tỏ sự quan tâm, phẫn nộ trước hàng loạt vụ giáo viên bạo hành học sinh hoặc ngược lại ngay trong khuôn viên lớp học.
Điều đáng nói là có đến hai trong số những trường hợp vừa bị phanh phui đó do phụ huynh phát giác thông qua camera giám sát của nhà trường.
Liên tiếp những câu hỏi được đặt ra như: "Có camera giám sát mà các cô còn hành hạ trẻ như thế, không biết những nơi không có camera trẻ phải chịu những trò tra tấn thế nào?" hay "Vì sao trường X., lớp Y. không có camera giám sát để phụ huynh có thể yên tâm việc ăn, ngủ của con ở trường?".
Vấn đề được đặt ra là có hay không sự cần thiết lắp đặt camera trong trường học? Thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết Sở bắt đầu xây dựng kế hoạch lắp đặt camera trong các trường mầm non nhằm tăng cường quản lý và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu vừa yêu cầu ngành giáo dục thành phố triển khai thực hiện thí điểm lắp camera, bắt đầu từ năm học 2018-2019. Có thể thấy, xu thế lắp camera trong nhà trường đang được rốt ráo đẩy mạnh mà rõ nhất, dễ thấy nhất là ở khối mầm non.
Quả vậy, nếu đến các trường mầm non bây giờ, nhất là các trường tư, sẽ thấy luôn có màn hình camera theo dõi 24/24h. Nhiều trường cho biết khi bắt đầu lắp camera, thời gian đầu, các thầy cô giáo cũng gặp nhiều áp lực, thậm chí là khó chịu bởi cảm giác đang bị theo dõi, soi xét.
Tin thêm: Vụ 'Giao cấu với trẻ vị thành niên' ở Cà Mau: Kiểm điểm trưởng Công an huyện Thới Bình
Có thể thấy, xu thế lắp camera trong nhà trường đang được rốt ráo đẩy mạnh mà rõ nhất, dễ thấy nhất là ở khối mầm non. Ảnh: Thế Dũng |
Nhưng trên thực tế, việc lắp camera trong trường không phải chỉ để theo dõi hoạt động của giáo viên mà còn để đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản cho nhà trường và cho học sinh, hỗ trợ công tác quản lý. Dần dần, mọi người trong trường cảm thấy thoải mái hơn.
Với học sinh, mặc dù có camera trong lớp đôi lúc khiến học sinh cảm thấy không được tự nhiên nhưng lâu dần thì thành quen và cảm thấy an toàn hơn.
Có camera thái độ của học sinh cũng chăm chú học hơn, không nghịch ngợm trong giờ học. Nhờ có camera mà cũng có nhiều trường hợp có thể truy xuất, tránh gây hiểu nhầm giữa nhà trường với phụ huynh.
Việc lắp camera sẽ tác động tâm lý rất lớn tới người quản lý và các giáo viên tại các cơ sở trông giữ trẻ. Nó giống như một thí sinh vào phòng thi có camera, dù thí sinh này có dùng tài liệu hay không thì cũng phải chấp hành nghiêm vì mọi hành động của mình sẽ bị ghi lại.
Thực tế đã chứng minh nhiều trường học có gắn camera nhưng giáo viên vẫn có thể "lách" bằng cách dẫn học sinh vào nhà vệ sinh hoặc đưa các em đến những góc khuất như gầm cầu thang, tủ đồ bên ngoài lớp học khiến camera không thể nào ghi lại được.
Ngoài ra, không phải phụ huynh nào cũng có thể dành ra mỗi ngày 8 giờ quan sát camera nên nguy cơ "bỏ người, lọt tội" vẫn rất cao.
Đó là chưa kể trong vài trường hợp, vì để cứu lấy danh tiếng nhà trường, ban giám hiệu sẽ chỉnh sửa, cắt ghép clip khiến phụ huynh không có bằng chứng tố giác sai trái của giáo viên.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc quy định lắp camera ở trường mầm non phải được hiểu là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
Theo ban giám hiệu nhiều trường, mục đích của "hệ thống quản lý lớp học thông minh” là ghi lại các hành vi và biểu hiện của học sinh trong giờ học, đánh giá hạnh kiểm chính xác và chi tiết nhất.
Những hành vi như ngủ gật, đùa nghịch hay thái độ không đúng mực với giáo viên đều sẽ có trong hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng việc lắp camera giám sát học sinh trong lớp học là chưa phù hợp với luật.
Luật Trẻ em đã quy định rất rõ về quyền riêng tư cá nhân của trẻ. Tuy nhiên việc lắp camera ở các trường mầm non phải được hiểu là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
Luật trẻ em nghiêm cấm các hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Ngoài ra, trong điều 6 Luật Trẻ em và Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành đều có quy định: Hình ảnh cá nhân của mỗi người là "thông tin về đời sống riêng tư" và không ai được phép sử dụng, xâm phạm nếu không được phép của người đó, bao gồm cả trẻ em.
Nếu cá nhân, tổ chức nào đó lợi dụng những hình ảnh của trẻ em thu được từ camera ghi hình ở trường học để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng hình ảnh cá nhân khi không được phép của người đó, trong đó bao gồm cả trẻ em.
Thực tế cho thấy camera giám sát thật ra chỉ có tác dụng về mặt tâm lý đối với phụ huynh, còn lại đa phần vẫn phụ thuộc vào cái tâm của giáo viên và sự quan tâm, sâu sát của Ban giám hiệu.
Lo sợ bạo lực, nhiều nơi ồ ạt lắp camera trong trường học. Song sẽ chẳng hiệu quả nếu thiếu lương tâm người thầy, mà biểu hiện là các chuẩn mực trong học đường.
Vụ 'kẹp tiền bôi trơn' hải quan cảng Đình Vũ: Khiển trách Chi cục trưởng, lắp thêm camera giám sát Sau vụ "kẹp tiền bôi trơn" ở Hải quan Đình Vũ, một Chi cục trưởng đã bị khiển trách và các Chi cục được lắp ... |
Lắp camera tìm người xả thải gây nghẽn dòng chảy sân bay Tân Sơn Nhất Tình trạng lấn chiếm kênh, xả rác... khiến hệ thống thoát nước từ sân bay ra ngoài tắc nghẽn, ảnh hưởng an ninh hàng không. |
Camera ghi lại trong tích tắc, chưa rõ vì sao học sinh Tiểu học Dịch Vọng B rơi từ tầng 4 xuống đất Sáng 19/4, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Dịch Vọng B đã có cuộc trao đổi thông tin về tình hình sức khỏe của học ... |