Cảnh báo: Bệnh dại có chiều hướng gia tăng, nhiều người tử vong vì chó cắn

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, hàng năm toàn cầu có khoảng 30.000 – 50.000 người tử vong vì bệnh dại. Và đây cũng chính là căn bệnh có số người tử vong cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác.
 
canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can Người phụ nữ tử vong nghi do bị chó cào vào tay từ 10 tháng trước
canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can Mất mạng vì chữa bệnh dại bằng thuốc Nam
canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can
(Ảnh: The Science Dog)

Theo số liệu từ Bộ y tế, tính đến ngày 30/11/2017, cả nước đã ghi nhận 63 trường hợp tử vong vì bệnh dại, giảm 21 ca so với cùng kỳ năm trước (84 ca). Bệnh dại xảy ra ở 31/63 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc (45 ca) chiếm 71% số ca bệnh dại của cả nước. Một điều đáng buồn là hầu hết các ca tử vong vì bệnh dại đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh sau khi bị chó cắn.

Các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo, bệnh dại do bị chó cắn nằm trong 10 căn bệnh gây tử vong nhiều nhất do bị nhiễm độc. Thực tế cho thấy, 100% số trường hợp bị chó dại cắn có nguy cơ tử vong. Nhưng cũng có thể phòng tránh và chữa lành hoàn toàn nếu người bệnh được sử dụng thuốc đặc trị đúng lúc và đầy đủ.

Bệnh dại hình thành từ đâu?

Bệnh dại do một loại virus có tên là rhadovirus gây ra. Loại virus này lây truyền sang người khi người bị súc vật mắc bệnh dại cắn phải, chủ yếu là chó dại, ngoài ra còn có thể là do mèo, dơi, khỉ...

Virus gây bệnh dại có đặc điểm là ái tính rất mạnh đối với tế bào thần kinh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, rhadovirus sẽ tồn tại và nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho tới vài tuần. Tiếp đó, chúng sẽ nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên, rồi từ từ chuyển tới hệ thần kinh trung ương.

canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can
(Ảnh: Фото кусает собака)

Khi virus đã xâm nhập vào hệ thần kinh, đáp ứng miễn dịch do vắc-xin tạo ra sẽ không còn hiệu quả tiêu diệt virus. Đặc biệt, các vết cắn tại đầu, mặt, cổ là những vị trí có nguy cơ cao gây ra bệnh dại, vì virus sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương nhanh hơn.

Trước tiên, bệnh nhân sẽ bị tổn thương ở phần cuống não, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng là đến phần vỏ não. Tuy nhiên, vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương và tuyến nước bọt cũng sẽ bị nhiễm virus. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại sẽ gây tổn thương não tuỷ ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh dại

Bệnh dại có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 10 ngày đến 1 năm. Nhưng thông thường, thời gian ủ bệnh trung bình là 30 đến 40 ngày. Trong khoảng thời gian này, virus dại sẽ xâm nhập dần dần theo các đường dây thần kinh lên đến não. Tương ứng với quá trình ấy sẽ là những triệu chứng đặc trưng:

1. Thể co thắt

Đây là thể thường gặp nhất. Đặc điểm là bệnh nhân sẽ thường xuyên co cứng, co giật hoặc run các cơ kể cả cơ ở mặt. Những cơn co thắt lúc đầu xuất hiện thưa thớt, sau đó ngày một nhiều hơn và dễ gây tử vong.

Bên cạnh đó bệnh nhân còn có cảm giác sợ nước và sợ ánh sáng. Mặc dù rất khát nước nhưng sau khi uống, người bệnh sẽ bị co thắt lồng ngực, bị ức chế thở và run cầm cập. Do vậy họ sẽ không dám uống nước mặc dù rất khát. Đôi khi chỉ cần nhìn thấy ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy bệnh nhân cũng lo sợ, giật mình.

2. Thể liệt

canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can
(Ảnh: NetNews)

Biểu hiện này thường thấy ở những bệnh nhân bị chó dại cắn đã tiêm vắc-xin nhưng tiêm muộn, virus đã vào đến não và gây bệnh. Bệnh nhân hoàn toàn không sợ nước, sợ gió. Dấu hiệu để nhận biết đó là người bệnh cảm thấy đau nhiều ở vùng cột sống, sau đó xuất hiện hội chứng liệt kiểu Landry (viêm tủy leo cấp). Ban đầu là liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên. Khi tổn thương tới hành não, người bị bệnh dại sẽ bị liệt thần kinh sọ, ngừng thở và ngừng tim dẫn tới tử vong.

3. Thể cuồng

Bệnh nhân dại bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn và trở nên hung bạo. Cụ thể, bệnh nhân sẽ có những hành vi không bình thường như chống lại y lệnh của bác sĩ và những người quanh mình. Đồng thời thể trạng người bệnh suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và dễ tử vong.

Xử lí thế nào khi bị chó cắn?

Theo Ths.Bs Đinh Văn Tài, hiện đang công tác tại Bộ Y tế: Một trong những điều quan trọng hàng đầu khi bị chó hay súc vật cắn đó chính là khâu xử lí vết thương. Thậm chí, ngay cả khi bị chó liếm lên trên vùng da bị thương cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ để nhằm làm giảm lượng virus dại tại nơi xâm nhập.

canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can
(Ảnh: Báo Mới)

Lúc đó, những người xung quanh hoặc người bị chó cắn cần nhanh chóng dùng xà phòng, hoặc chất tẩy rửa để rửa sạch vết thương nhiều lần dưới vòi nước chảy. Nếu có thể thì thoa thêm chất sát khuẩn như dung dịch cồn 70 độ hay dung dịch cồn iốt ngay tại vết thương. Một điều cần chú ý là không được băng kín vết thương.

Khi đã sơ cứu tại chỗ xong thì cần nhanh chóng đưa người bị chó cắn đến các trung tâm y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại. Đồng thời, cần theo dõi súc vật cắn trong khoảng 15 ngày. Nếu con vật chết hay có các biểu hiện bất thường, bỏ đi trong thời gian này thì phải báo ngay cho cán bộ y tế dự phòng.

canh bao benh dai co chieu huong gia tang nhieu nguoi tu vong vi cho can
(Ảnh: Báo Đắk Lắk)
chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.