Cập nhật tình hình dịch Covid-19 thế giới chiều 25/5: Trung Quốc thêm 11 cả nhiễm mới đều là ngoại nhập, Nhật Bản bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc

Mỹ hiện vẫn là vùng dịch nhất trên trên thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong. Trong khi đó, Nhật Bản bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc khi số ca nhiễm mới đang có chiều hướng giảm dần.

Mỹ ghi nhận hơn 99.000 ca tử vong do Covid-19

Theo CNN, Mỹ ghi nhận thêm 607 ca tử vong mới, nâng số người chết tại nước này lên hơn 99.000 trong tổng số gần 1,7 triệu ca nhiễm. Đây là mức tăng ca tử vong hàng ngày giảm đáng kể tại Mỹ. Hiện Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất trên thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong. 

Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 22/5 ban hành lệnh cho phép tụ tập tối đa 10 người ở bất kì bang nào, miễn họ duy trì hướng dẫn cách biệt cộng đồng. 

Cũng bắt đầu từ tuần này, Mỹ sẽ cấm toàn bộ công dân không phải Mỹ nhập cảnh từ Brazil, vùng dịch lớn nhất Nam Mỹ.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 thế giới chiều 25/5: Số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đều là ngoại nhập, Nhật Bản bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc - Ảnh 1.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Nga ghi nhận hơn 353.000 ca nhiễm Covid-19

Theo AFP, trong 24 giờ qua Nga tiếp tục ghi nhận 8.946 ca nhiễm mới, nâng tổng số mắc bệnh ở nước này lên hơn 353.427 người. Trong đó, có gần 118.800 người đã được chữa khỏi, 3.633 người tử vong. Nga hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Brazil.

Theo Cơ quan kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Nga, hiện còn 287.000 người đang được giám sát y tế. Tổng cộng có hơn 8,9 triệu xét nghiệm nhiễm Covid-19 đã được tiến hành. 

Mặc dù số ca nhiễm mới lớn thứ hai thế giới nhưng tỉ lệ tử vong do Covid-19 tại Nga chỉ ở mức khoảng 1%, thấp hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 thế giới chiều 25/5: Số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đều là ngoại nhập, Nhật Bản bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc - Ảnh 2.

Moskva, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do Covid-19 ở Nga, được cho là sẽ chứng kiến ca tử vong tăng nhanh trong tháng này. (Ảnh: Reuters)

Ngày 22/5, Tổng thống Nga V.Putin đã tiến hành cuộc họp với chính phủ về tình hình vệ sinh-dịch tễ ở nước này. Theo người đứng đầu nước Nga, mặc dù tình hình dịch bệnh đã ổn định, nhưng vẫn cần chuẩn bị trước làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể xảy đến vào mùa thu.

Tây Ban Nha tăng nhẹ số ca nhiễm và ca tử vong mới

Theo AFP, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 482 ca nhiễm và 74 ca tử vong, tăng nhẹ so với hôm qua,nâng tổng số lên lần lượt 282.852 và 28.752. 

Chính phủ nước này bắt đầu dỡ lệnh phong tỏa được đánh giá là nghiêm ngặt nhất châu Âu từ hồi đầu tháng, tuy nhiên, Madrid và Barcelona vẫn duy trì các lệnh hạn chế do chưa kiểm soát được dịch bệnh.

Nhiều cơ sở kinh doanh tại Tây Ban Nha đã nối lại hoạt động. Quán bar, nhà hàng và cơ sở tôn giáo ở một số khu vực được mở cửa trở lại. Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Teresa Ribera ngày 21/5 cho biết, các dịch vụ du lịch phục vụ du khách nước ngoài sẽ mở cửa trở lại vào đầu tháng 7 tới.

Kể từ hôm nay 25/5, Tây Ban Nha bắt đầu áp dụng lệnh giới hạn về số lượng và thời gian ở trên các bãi biển đối với du khách.

Anh giảm số ca nhiễm và ca tử vong mới trong ngày

Theo AFP, Anh hiện ghi nhận 259.559 ca nhiễm và 36.793 ca tử vong, sau khi tăng lần lượt 2.405 và 118, giảm nhẹ so với hôm qua. 

Theo quyết định được chính phủ Anh công bố trong chiều ngày 22/5, từ ngày 8/6, mọi hành khách quốc tế nhập cảnh vào Anh, kể cả công dân Anh về nước, sẽ phải bắt buộc phải cách li 14 ngày. Những người vi phạm yêu cầu cách li có thể bị phạt tới hơn 1.200 usd.

Số ca nhiễm và ca tử vong mới tại Italy có chiều hướng giảm. 

Theo AFP, Italy ghi nhận thêm 531 ca nhiễm và 50 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 229.858 và 32.785. Số ca nhiễm và ca tử vong mới tại Italy đang có chiều hướng giảm.

Ngày 16/5, Chính phủ Italy cho biết sẽ cho phép tự do đi lại lại từ ngày 3/6, đánh dấu sự nới lỏng hạn chế lớn sau khi Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên phong tỏa toàn quốc hồi tháng 3. Đồng thời, hủy bỏ qui định bắt buộc cách li trong vòng 14 ngày đối với khách du lịch. Các cửa hàng được phép mở lại vào 18/5, người dân các vùng cũng được phép đi lại trong vùng từ ngày này.

Số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đều là ngoại nhập, Hàn Quốc tiếp tục số ca nhiễm mới ở mức hai con số 

Theo Reuters, Trung Quốc ghi nhận thêm 11 ca nhiễm Covid-19 mới, tất cả đều là ngoại nhập, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 82.985 ca. Trong khi đó, số ca tử vong vẫn không thay đổi ở mức 4.634 ca.

Theo Yonhap, Hàn Quốc hôm nay ghi nhận thêm 16 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 11.206 ca. Trong số các ca nhiễm mới có 3 ca là ngoại nhập, nâng tổng số ca nhiễm ngoại nhập tại đất nước này lên 1.215 ca. 

Đồng thời, Hàn Quốc ghi nhận thêm một trường hợp tử vong, đưa tổng số người chết ở mức 267 ca. 

Hàn Quốc đã chuyển sang chương trình "kiểm dịch cuộc sống hàng ngày" vào ngày 6/5 để cho phép công dân thực hiện các hoạt động kinh tế và xã hội theo các qui tắc kiểm dịch.

Nhật Bản bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc

Theo Japan Times, chiều nay (25/5), Nhật Bản đã chính thức bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 đối với 5 khu vực còn lại là Kyoto, Kanagawa, Chiba, Saitama, Hokkaido. Như vậy, toàn Nhật Bản đã không còn áp dụng tình trạng khẩn cấp.

Hôm nay Tokyo chỉ ghi nhận thêm 8 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 5.160 người, chiếm gần một nửa số ca nhiễm trên toàn quốc. Đây cũng là ngày thứ 11 liên tiếp số ca nhiễm xuống dưới mức 20 người/ngày. Hiện tổng số ca nhiễm và tử vong tại Nhật Bản là 16.550 và 820 ca. 

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 thế giới chiều 25/5: Số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đều là ngoại nhập, Nhật Bản bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc - Ảnh 3.

Quận Shibuya, Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Tình hình dịch Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á

Theo Straits Times, Singapore hôm nay ghi nhận thêm 344 ca nhiễm và không ca tử vong mới, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong toàn quốc lên lần lượt là 31.960 và 23 ca.

Trong số các ca nhiễm mới, chủ yếu đều là những người lao động nhập cư sống trong khu kí túc xá. Chỉ có 4 trường hợp là người Singapore hoặc thường trú nhân. Singapore hiện vẫn là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Singapore sẽ cho phép hành khách quá cảnh ở sân bay Changi kể từ 2/6.

Theo New York Times, Indonesia hôm nay ghi nhận thêm 479 ca nhiễm và 19 tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong toàn quốc lên lần lượt là 22.750 và 1.391 ca. Indonesia là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận ca tử vong vượt 1.000.

Thống đốc Jakarta Anies Baswedan tuyên bố rằng việc phong tỏa một phần sẽ được kéo dài thêm 14 ngày nữa cho đến ngày 4/6. Chính phủ Indonesia mới đây lại ra quyết định mở cửa sân bay, trung tâm thương mại và cho phép người dưới 45 tuổi đến cơ sở làm việc trong khi các nhà thờ vẫn bị đóng cửa.

Theo Bạngkok, Thái Lan ghi nhận thêm 2 ca nhiễm và 1 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia này lần lượt là 3.042 và 57 ca.

Thái Lan sẽ duy trì tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 6 nhằm kiểm soát các ca nhiễm khi chính phủ chuẩn bị giai đoạn nới lỏng phong tỏa tiếp theo tại Thái Lan. Chính phủ nước này cũng mở rộng lệnh cấm với các chuyến bay chở khách quốc tế tới hết tháng 6. Trường học vẫn tiếp tục đóng cửa cho tới tháng 7.

Theo Straits Times, chính quyền Thái Lan đang cân nhắc việc từ bỏ các yêu cầu kiểm dịch đối với du khách nước ngoài được lựa chọn khi lệnh cấm các chuyến bay thương mại đến được dỡ bỏ, bằng cách kết hợp khách du lịch từ các quốc gia có rủi ro thấp với các điểm đến có rủi ro thấp về Covid-19. 

Theo CNN, Philippines hôm nay ghi nhận thêm 284 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 14.319 ca, trong đó có 873 ca tử vong. Philippines hiện là vùng dịch lớn thứ 3 trong khu vực, sau Singapore và Indonesia.  Hiện chính phủ nước này vẫn áp dụng những biện pháp hạn chế để chống dịch ở Manila và dự báo được kéo dài đến cuối tháng 5. 

Theo Straits Times, Malaysia ghi nhận thêm 172 ca nhiễm mới và không có thêm ca tử vong nào. Hiện tổng số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia này lần lượt là 7.417 và 115 ca.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.