Lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.
Tổng số ca nhiễm ở nước ta hiện vẫn là 268 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
198/268 bệnh nhân đã được điều trị khỏi/xuất viện (chiếm 74% tổng số bệnh nhân), chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất là: Hà Nội: 112; TP Hồ Chí Minh: 55; Vĩnh Phúc: 19; Ninh Bình: 13; Bình Thuận: 9.
Hiện 70 bệnh nhân còn lại ((66 người Việt Nam và 4 người nước ngoài) đang được điều trị tại 12 cơ sở y tế trong cả nước. Có cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa
Đặc biệt trong đó, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 13 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 4 ca.
Số người cách li: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li): 69.045, trong đó: Cách li tập trung tại bệnh viện: 324; Cách li tập trung tại cơ sở khác: 11.549; Cách li tại nhà, nơi lưu trú: 57.172.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 phát biểu trong cuộc họp trực tuyến được tổ chức vào chiều qua (17/4), cho biết nước ta vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh.
Tuy nhiên, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.
Điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo "mục tiêu kép". Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng.
Bộ Y tế khuyến cáo 10 biện pháp đơn giản phòng, chống dịch Covid-19:
1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.
2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.
3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.
4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.
8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.
9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.
10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.
Trong thời gian giãn cách xã hội đợt hai từ 17/4 đến 22/4, các hãng hàng không Việt Nam được khai thác tối đa 6 chuyến bay khứ hồi/ngày trên chặng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có hướng dẫn với xe khách đi qua các tỉnh có nguy cơ thấp với dịch Covid-19.
30% công nhân đang được đưa đón bằng xe buýt của Công ty Pouyuen đã tạm ngừng việc. TP HCM đánh giá, chỉ số rủi ro lây nhiễm Covid-19 tại doanh nghiệp này là 42%, giảm một nửa so với trước và được phép hoạt động trở lại.
19: Lãnh đạo UBND TP HCM nêu ra một số dấu hiệu chủ quan với dịch Covid-19 trong tuần thứ 3 cách li xã hội như không đeo khẩu trang, quán cà phê mở cửa và những nhóm nhậu tự phát.
Thị trường 00:14 | 21/09/2021
Kinh doanh 23:48 | 23/07/2021
Kinh doanh 20:07 | 18/07/2021
Kinh doanh 18:43 | 18/07/2021
Quy hoạch 22:32 | 18/05/2021
Đấu giá - Đấu thầu 20:31 | 18/05/2021
Kinh doanh 15:26 | 18/05/2021
Kinh doanh 15:13 | 18/05/2021