Cascadeur - nghề không dành cho người yếu tim

Nhảy lầu, đâm xe, đấm đá… nay gãy tay, mai chảy máu chỉ là những chuyện vặt của nghề cascadeur. Chấp nhận những rủi ro, họ vẫn miệt mài cống hiến và vẫn thường nói với nhau rằng: "Yếu tim thì đừng nhắc tới cascadeur".
cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim Lận đận những đứa trẻ vùng biển đào cát “tìm vàng” giữa trưa
cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim Cha chở 2 con trong lồng sắt rong ruổi khắp Sài Gòn mưu sinh
cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim Giữa Sài Gòn hoa lệ, có một ông lão gần 90 tuổi vẫn ngày ngày thầm lặng kết nối cả thế giới

LTS: Vì cuộc mưu sinh, số khác vì nghề nghiệp đặc thù, họ đã bất chấp hiểm nguy để chạy ăn từng bữa, thậm chí giành giật với "tử thần" mạng sống của người xa lạ. Để giúp độc giả có thêm những góc nhìn về những cuộc mưu sinh này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc loạt bài viết Những người mưu sinh với "tử thần".

Nghề đối mặt với “tử thần”

cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim
Quá trình khổ luyện để trở thành một cascadeur chuyên nghệp phải mất ít nhất hai đến 3 năm. Ảnh: Quốc Thịnh

Là một đội ngũ có đóng góp không nhỏ vào sự thành công của những bộ phim hành động, tuy nhiên những công sức, sự cống hiến không biết mệt mỏi của anh em cascadeur dường như vẫn còn bị xem nhẹ thậm chí đến các công ty bảo hiểm cũng tìm cách thoái thác khi cascadeur tìm tới.

Với 26 năm trong nghề cascadeur, anh Nguyễn Quốc Thịnh (Chủ nhiệm CLB Cascadeur Quốc Thịnh) vẫn nhớ như in những kỷ niệm mà mỗi lần nhắc đến anh vừa run vừa hãnh diện. Nhớ lại một lần suýt mất mạng tại thác Đambri, Lâm Đồng, anh Thịnh kể, năm 1995,tham gia đóng thế cho bộ phim Hồng Hải Tặc. Trong phim có một phân đoạn phải bay người xuống thác Đambri với độ cao 60m (anh là người thế vai cho diễn viên Lý Hùng).

Cảnh quay không thực hiện được vì từ trên đỉnh thác xuống khoảng 3m có những lùm cây, làm trở ngại việc đu dây. Khi đó, mọi người đứng phía trên thòng dây đưa Quốc Thịnh đến điểm chặt cây. Vừa đến nơi, bất ngờ dây bị đứt. Lúc đó, mọi người trên đỉnh thác kịp lao theo nắm dây lại. Nhưng không may dây đứt thêm lần nữa, cả đoàn ai cũng khiếp vía.

“Với độ cao như vậy, dưới thác lại toàn đá, người rơi xuống đó khó mà sống sót. Nhưng may mắn là khi dây bị đứt, tôi đã kịp lao người sang, đu vào sợi dây dành cho diễn viên thế mới giữ được cái mạng này. Đã hơn 15 năm, nhưng tôi vẫn nhớ như in cái lần chết hụt đó”, Quốc Thịnh nói.

cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim
Những vai diễn cực kỳ nguy hiểm mà không có diễn viên nào dám thực hiện đều do các cascadeur đảm nhận. Ảnh: Tư liệu

Còn với anh Đặng Phi Long, người đã có 9 năm trong nghề cascadeur chia sẻ, mỗi lần diễn đều là một lần thử thách, độ gan lì, sự dứt khoát và tinh thần cao độ. Những cảnh quay càng khó thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Với Phi Long, phải dám thử thách, dám đương đầu với khó khăn thì mới có thể trở thành một cascadeur thực thụ. Chính vì chịu thử thách mà trong hàng chục lần phi người qua cửa kính, anh Long không nhớ rõ mình đã bị bao nhiêu vết kính cứa trên người nữa.

Hay như trường hợp của anh Trần Như Thục, khi thực hiện cú bay xe kinh hoàng vào tháng 1.2010 (cao 15m, xa 95,5m) với vận tốc 120 km/giờ. Tất cả mọi người chứng kiến đều lặng người vì nghĩ anh không chịu nổi cú đáp xe kinh hoàng đó. Thế nhưng khi nhìn thấy anh bò ra từ xác chiếc ô tô bẹp dúm, mọi người đều vỗ tay và ôm trầm lấy nhau.

Là cascadeur, ai cũng hiểu rằng sẽ có những giây phút phải đối diện, kề cận với tình huống nguy hiểm, thậm chí là đánh đổi bằng cả tính mạng. Chính vì thế mọi người luôn tâm niệm rằng, làm nghề không chỉ diễn cho đẹp cảnh mà điều quan trọng là phải rèn luyện kỹ năng để tự mình tránh triệt để những rủi ro có thể xảy ra.

Trốn nhà đi làm “người đóng thế”

cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim
Những cascadeur nữ thường phải trốn nhà, tìm mọi cách thể theo đuổi ước mơ. Ảnh: Quốc Thịnh

Phần lớn cascadeur xuất thân là dân học võ, nhưng có nhiều người lại đến với nghề từ các những công việc chẳng liên quan gì đến đánh đấm và phim ảnh. Ví như Anh Tuấn thường gọi là Tuấn “cầu mây” từng là một vận động viên môn cầu mây; Nguyễn Thị Thanh Thủy tốt nghiệp khoa Diễn viên trường Cao đẳng Sân khấu- Điện ảnh TP.HCM; Phi Ngọc Ánh tốt nghiệp khoa Răng - Hàm - Mặt, hệ Trung cấp trường Đại học Y Dược TP.HCM…

Nhớ lại những ngày đầu theo nghề cascadeur, diễn viên Phi Ngọc Ánh (từng tốt nghiệp nghành răng hàm mặt) kể, cả gia đình ai cũng phản đối. Cứ nghe tới cascadeur là mọi người lại một mực đánh chặn không cho Ánh được biện mình câu nào. Tuy vậy, với lòng yêu nghề, sự đam mê quá lớn nên cô gái trẻ đã dần thuyết phục được gia đình với sự lựa chọn của mình.

“Khi ấy mọi người phản ứng dữ lắm, vì ai cũng hiểu nghề này quá nhiều nguy hiểm, có khi phải đánh đổi bằng cả sinh mạng. Dù vậy, thời gian dần trôi qua, Ánh càng phấn đấu để có một chỗ đứng trong nghề, từ đó gia đình cũng dần thay đổi và không còn cấm cản”, diễn viên Phi Ngọc Ánh nhớ lại.

cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim
Từng bị gia đình kịch liệt phản đối, nhưng giờ đây Phi Ngọc Ánh đã có một chỗ đứng nhất định trong giới cascadeur tại Việt Nam. Ảnh: Quốc Thịnh

Cũng là một cascadeur nữ, Lê Thị Phương Thảo (26 tuổi, quê Đăk Lắc) từng tốt nghiệp nghành diễn viên, trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, cũng bén duyên với cái nghề cascadeur được 4 năm. Chị Thảo kể, đã phải trốn gia đình, trốn chị gái để đi tập, thậm chí bị mẹ “từ” luôn vì tội nói không nghe lời.

“Cả ba, cả mẹ, anh chị trong nhà đều không cho Thảo theo cái nghề này. Mỗi lần về nhà là lại được nghe “điệp khúc” của ba mẹ, bắt Thảo bỏ nghề. Chẳng còn cách nào khác, Thảo đã hứa với ba mẹ là dành cho Thảo 5 năm, nếu sau 5 năm mà Thảo vẫn chưa tìm được một vị trí nào nhất định, khi ấy Thảo sẽ chấp nhận bỏ nghề và theo ý ba mẹ”.

Không riêng Ngọc Ánh hay Phương Thảo, rất nhiều cascadeur khi tâm sự với chúng tôi đều tỏ ra buồn lòng khi nhắc tới gia đình. Mỗi người một cảnh nhưng tựu chung lại là hầu hết ai cũng đã từng bị gia đình phản đối.

cascadeur nghe khong da nh cho nguo i ye u tim
Những vết bầm dập của cascadeur là điều khó có thể tránh khỏi. Ảnh: Cắt từ clip

Việc luyện tập và đóng phim hằng ngày của các cascadeur không hề đơn giản, bị chấn thương, khắp người đầy sẹo, thâm tím, hay chân tay bị bong gân, trật khớp… là hết sức bình thường. Để trụ vững với nghề, cascadeur phải là những người rất đam mê, quyết đoán, gan lì và có trình độ nhất định về thể thao, đặc biệt là võ thuật.

Video cascadeur tập luyện. Thực hiện: Quốc Thịnh

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.