Hiểm họa khôn lường từ nghề phun thuốc trừ sâu

Biết là nguy hiểm, biết là sức khỏe và mạng sống bị đe dọa từng ngày, nhưng những người theo nghề phun thuốc trừ sâu vẫn phải “cam chịu” chỉ vì cuộc sống của cả gia đình.
 
hiem hoa khon luong tu nghe phun thuoc tru sau Rượu 'chế' từ cồn công nghiệp: Hiểm họa khôn lường ngày Tết
hiem hoa khon luong tu nghe phun thuoc tru sau Báo động hiểm họa tiết canh!

LTS: Vì cuộc mưu sinh, số khác vì nghề nghiệp đặc thù, họ đã bất chấp hiểm nguy để chạy ăn từng bữa, thậm chí giành giật với "tử thần" mạng sống của người xa lạ. Để giúp độc giả có thêm những góc nhìn về những cuộc mưu sinh này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc loạt bài viết Những người mưu sinh với "tử thần".

hiem hoa khon luong tu nghe phun thuoc tru sau
Hiện nay các nhà vườn đều có những máy phun thuốc riêng, nhưng từ đây hiểm họa về ngộ độc thuốc cũng nhân lên gấp nhiều lần. Ảnh: Trang Anh.

Đối với những người làm nghề phun thuốc trừ sâu luôn có nhiều mối nguy hiểm rình rập. Hàng ngày chỉ vì cuộc sống mưu sinh họ phải bất chấp tính mạng đối mặt với “tử thần”.

Ông Nguyễn Thanh Chung (SN 1968, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) đã gắn bó với nghề phun thuốc thuê được hơn 10 năm. Từng đó thời gian đối với ông là quãng đường khá dài, khi hằng ngày ông phải đối mặt với những chất kịch độc.

Mỗi ngày có người thuê phun thuốc là ông Chung đều phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị. Theo ông, khoảng thời gian này cũng là khoảng thời gian cây trồng hấp thụ được thuốc nhiều nhất, bởi khi đó những chiếc lá chưa thu mình lại.

“Nói là cái nghề chứ chẳng ai muốn gắn bó với nghề này lâu dài, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, học hành lại không tới đâu nên đành phải theo đến tận bây giờ. Mỗi lần đi phun thuốc tôi chỉ có chiếc khẩu trang để che chắn chứ chẳng có tiền đâu mà mua đồ bảo hộ. Hôm nào đi phun về người cũng mệt mỏi, đau đầu, nhiều lúc còn bị choáng mà ngã xuống nhà”, ông Chung chia sẻ.

Theo ông Chung, nếu vào dịp mùa vụ mỗi ngày ông phun được 5-7 bình, mỗi bình ông được trả khoảng 25.000 đồng. Sau một ngày làm việc cật lực ông cũng thu được gần 200.000 đồng. Còn những ngày trái vụ, khi các nhà vườn không cần đến ông chỉ kiếm được vài chục nghìn để mua thức ăn cho vợ và hai con nhỏ.

“Tuy không dư giả gì, nhưng nghề này đã theo tôi nhiều năm nay. Mặc dù độc hại nhưng đó là kế sinh nhai, giờ bỏ đi tôi không biết làm gì khác để nuôi gia đình”, ông Chung bộc bạch.

hiem hoa khon luong tu nghe phun thuoc tru sau
Vì cuộc sống, nhiều người phải liều mình đối mặt với những chất “kịch độc”. Ảnh: Trang Anh.

Mặc dù chỉ phun thuốc cho gia đình mình, nhưng ông Phạm Văn Đức (SN 1949, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cũng đã vác bình ra ruộng vườn ngót ngét 30 năm nay.

Ông Đức cho hay, gia đình ông có hơn 1ha cà phê, 2 sào lúa, 1 sào tiêu nên phải túc trực hàng ngày, nếu lơ là để sâu bệnh tàn phá thì khó lòng cứu chữa. Theo ông Đức, trước đây cứ 1ha cà phê ông Đức phải pha 4 chai thuốc trừ sâu với 800 lít nước để phòng trừ sâu bệnh.

“Mỗi lần phun thuốc như vậy không chỉ bản thân tôi bị ảnh hưởng mà còn nhiều xung quanh. Biết là độc hại, nhưng nếu không phun thuốc cây trồng gặp sâu bệnh thì tài sản chết dần chết mòn. Là người nông dân tôi cũng mong muốn có loại thuốc nào có thể vừa diệt sâu bệnh, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân”, ông Đức tâm sự.

Từ ngày sức khỏe yếu đi, ông Đức truyền lại “nghề” phun thuốc cho con trai mình là Phạm Đình Long (SN 1988). Thời buổi kinh tế phát triển, cuộc sống dần ổn định nên gia đình ông không phải phun thuốc bằng bình mà sử dụng máy để phun thuốc. Tuy là máy nhưng mức độ độc hại lại cao hơn gấp nhiều lần so với phun bình, bởi tốc độ máy đưa thuốc ra cao hơn rất nhiều so với sử dụng bình.

“Với diện tích đất sản xuất của gia đình, một tháng bình quân tôi phải phun 10 lần vừa thuốc trừ sâu vừa thuốc diệt cỏ. Vào mùa lạnh mới mặc đồ bảo hộ được, chứ nắng như thế này mặc vào không ai chịu nổi nên đành đánh liều phun “chay”. Lâu lâu phun thuốc bị ngược gió, bao nhiêu thuốc cứ thế hắt hết vào mặt. Có lúc đau đầu, chóng mặt muốn xỉu tại chỗ. Thoạt nhìn ai cũng nghỉ là đơn giản, nhưng thực chất lại cực kì nguy hiểm”, anh Long nói.

Theo anh Long, các loại thuốc hoá học đều có hai mặt tốt xấu, những loại thuốc này chỉ diệt được sâu bệnh một thời gian ngắn. Nếu sâu bệnh “nhờn” thuốc thì sẽ phát triển mạnh và khó chữa trị hơn.

“Theo tôi tìm hiểu thì hiện nay thị trường đã xuất hiện nhiều loại thuốc sinh học để phục vụ cho cây trồng. Loại thuốc này vô cùng phù hợp với môi trường, khí hậu tại Việt Nam. Trong thời gian tới gia đình tôi sẽ áp dụng thử những loại thuốc này để vừa đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân”, anh Long hào hứng nói.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.