Câu chuyện về sự tự lập và an toàn của trẻ em Nhật

Sau vụ việc bé gái người Việt bị sát hại, người ta hồ nghi rằng thói quen để trẻ tự đi học mà không có bố mẹ đi cùng của người Nhật áp dụng bắt đầu cho học sinh tiểu học liệu có phù hợp, có an toàn?
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat Mẹ Việt ở Nhật thiết lập giờ giới nghiêm, mua còi cho con đi học
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat Cái chết của bé gái người Việt và câu hỏi để trẻ đến trường một mình có an toàn?
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Trẻ em Nhật Bản tự đi đến trường. (Ảnh: BuzzFeed)

Những ngày vừa qua cả nước Nhật, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Nhật đang rất quan tâm đến vụ việc bé gái người Việt bị bắt cóc và sát hại. Có rất nhiều những “nghi hoặc” và “thất vọng” về một nước Nhật an toàn, thanh bình. Tuy nhiên, xã hội nào cũng thế, cũng luôn tồn tại song song 2 mặt. Bạn không thể chọn lựa nơi sống tốt nhất, mà chỉ có thể chọn nơi phù hợp với bạn nhất. Những gì nước Nhật được xã hội công nhận, là sự cố gắng của cả một dân tộc, sự đoàn kết, sự chăm chỉ, cần mẩn. Nhật vẫn là một đất nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới và thủ đô Tokyo vẫn lọt top những thành phố đáng sống. Quan trọng hơn những điểm nổi bật trong cách giáo dục của người Nhật vẫn luôn là một tấm gương cho nền giáo dục của những nước khác học hỏi.

Sau vụ việc bé gái người Việt bị sát hại, người ta hồ nghi rằng thói quen để trẻ tự đi học mà không có bố mẹ đi cùng của người Nhật áp dụng bắt đầu cho học sinh tiểu học liệu có phù hợp, có an toàn?

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Sau vụ việc bé gái người Việt bị sát hại, người ta hồ nghi rằng thói quen để trẻ tự đi học mà không có bố mẹ đi cùng của người Nhật liệu có phù hợp, có an toàn? (Ảnh: Mamanoki)

Việc dạy trẻ tự đi học một mình bắt nguồn từ văn hóa của người Nhật: Người Nhật không thích nhờ vả, hay làm phiền người khác, những gì tự mình làm được thì họ sẽ tự thân cố gắng. Vì thế việc để trẻ tự đi học để trẻ thấy việc đi học một mình là chuyện hiển nhiên, đấy là công việc của mình, và tự mình hoàn toàn có thể làm được.

Bạn có biết rằng thông qua việc đi học một mình trẻ em Nhật đã học được biết bao nhiêu điều. Việc dạy trẻ tự đi học một mình mang lại những giá trí giáo dục về kỹ năng sống, điều này luôn được đề cao trong phương châm giáo dục của người Nhật: sự chủ động tự lập, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, khả năng làm việc nhó, khả năng thích ứng và khả năng giao tiếp.

Người Nhật hoàn toàn yên tâm để con họ tự đi học một mình, đó là vì họ biết rằng việc đi học một mình của con sẽ chỉ mang lại những lợi ích tích cực, những thói quen tốt cho con, họ biết chắc rằng không có mình thì con sẽ vẫn an toàn, và trên hết họ đã chuẩn bị và trang bị cho con những kiến thức để con tự mình xoay xở khi không có bố mẹ bên cạnh. Cùng tìm hiểu xem vì sao người Nhật lại để cho con của mình đến trường hàng ngày mà không cần có bố mẹ bên cạnh nhé!

1. Giao thông

Hệ thống các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ở Nhật rất phát triển, và song hành theo đó là sự an toàn lên đến mức tuyệt đối. Sự phân chia các làn đường, thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia giao thông và ý thức người thực hiện giao thông ở Nhật rất rõ ràng và áp dụng triệt để. Vì vậy việc trẻ em đi bộ đến trường, hoặc đi các phương tiện công cộng đến trường đều được đảm bảo an toàn. Khi thấy đối tượng là các nhóm học sinh thì các phương tiện còn lại đều dừng và nhường, đây được xem là nguyên tắc giao thông ở Nhật. Ngược lại các em học sinh cũng tuyệt đối chấp hành luật lệ khi đi trên đường như chấp hành tín hiệu đèn cho người đi bộ, đi đúng vạch dành riêng cho người đi bộ, đi bộ về phía tay trái.

2. Trang bị kiến thức

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Kiến thức về luật giao thông, kiến thức về giới tính và kiến thức về phòng vệ bản thân là 3 loại kiến thức trẻ em Nhật được dạy ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh: Trí thức trẻ)

Có 3 nhóm kiến thức mà ngay từ khi còn nhỏ các ông bố bà mẹ đã dạy cho con mình, đặc biệt đối với các em bắt đầu bước vào Tiểu học, đó là: kiến thức về luật giao thông, kiến thức về giới tính và kiến thức về phòng vệ bản thân.

- Kiến thức luật giao thông: Thông thường khi gần tốt nghiệp các lớp mẫu giáo các con sẽ có khoảng thời gian được các cô ở trường mẫu giáo/mầm non cho làm quen với trường tiểu học. Đến kỳ nghỉ xuân chuẩn bị cho năm học mới (thường vào đầu tháng 4), ngoài việc chuẩn bị các đồ dung học tập ở Tiểu học, các con sẽ làm quen với con đường mà mình sẽ đi từ nhà đến trường, việc làm quen này có thể thực hiện bằng cách bố/mẹ cùng đi bộ đến trường với con, để con thân thuộc với con đường, trò chuyện với con về những đặc điểm của con đường, nơi nào nên đi, nơi nào không nên rẽ vào. Trò chuyện về tín hiệu giao thông, cách quan sát các phương tiện, luật giao thông.

- Kiến thức về cơ thể, giới tính và bản thân được người Nhật dạy cho các con ngay từ bé, về đặc điểm cơ thể, giới tính và phân biệt những hành vi xâm phạm bản thân. Cách lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động, các bé gái mặc váy sẽ mặc thêm quần dạng đùi, hoặc quần đến ngang tầm váy để đảm bảo sự an toàn và riêng tư.

- Kiến thức về cách phòng vệ bản thân: trẻ sẽ học cách từ chối người lạ, yêu cầu người lạ tránh xa mình, học cách đề nghĩ sự giúp đỡ từ người xung quanh, học cách rời khỏi nơi cảm thấy nguy hiểm, học cách bỏ chạy.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Trẻ em Nhật được học về Kiến thức về cách phòng vệ bản thân. (Ảnh: Police)
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Trẻ học cách yêu cầu người lạ tránh xa mình. (Ảnh: Police)
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Trẻ học cách đề nghĩ sự giúp đỡ từ người xung quanh. (Ảnh: Police)

3. Công cụ hỗ trợ

- Personal safety/emergency alarm: được sử dụng phổ biến ở Nhật, ngay cả với bậc học mẫu giáo/mầm non, nó có tên gọi là “bouhan”, thông thường mỗi em có 2 cái, một cái được gắn ngay vào balo đi học và một cái đeo vào cổ được sử dụng cho những khi các em đi bất cứ đâu ngoài trường học. Trong các phòng vệ sinh nữ tại một vài nơi công cộng vẫn treo những thiết bị này như là một cách để bảo vệ nữ giới khỏi sự xâm hại.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Personal safety/emergency alarm - thiết bị báo động, bảo vệ an toàn cho trẻ em Nhật.

Thiết bị này có đặc điểm là nhỏ gọn, nhẹ, dễ dàng cho việc mang theo người, sử dụng cho mọi hoàn cảnh như đi bộ, chạy bộ, trốn tìm, đi xe đạp hoặc đi du lịch. Có tích hợp thêm thiết bị đèn, thiết kế cho các em nhỏ thường rất đáng yêu, xinh xắn. Một số loại còn có nút tắt ẩn mà chỉ có chủ sở hữu mới có thể hủy kích hoạt. Thiết bị này dùng cho việc báo động khi mình hoảng sợ (nghi ngờ đối tượng xâm hại, bị xâm hại, cưỡng chế….) hoặc báo động y tế (khi mình đột ngột mệt cần sự trợ giúp).

Ngay khi bạn ấn nút báo động trên thiết bị thì ngay lập tức chúng sẽ phát ra tiếng kêu rất to khiến những người xung quanh lập tức chú ý.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
(Ảnh: Psp-gps)
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
(Ảnh: Psp-gps)

- Personal GPS locator: đây là sự lựa chọn để dõi theo con, để biết chắc con nằm trong phạm vi an toàn, nhờ vào những thiết bị GPS này các ông bố bà mẹ có thể xác định vị trí của con thông qua những điện thoại thông minh mà họ sử dụng. Thiết bị này được thiết kế vô cùng nhỏ gọn, chống thấm nước, có thể mang theo người. Bộ định vị này được thiết kế không có nút bấm nên không thể bị tắt đi, điều này khiến bạn luôn kiểm soát được con mình trong những phạm vi giới hạn cho phép. Khi mua thiết bị mới, bạn sẽ phải kích hoạt theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và phân phối. Định vị GPS của con bạn sẽ được kết nối với điện thoại của bạn.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Nhờ vào những thiết bị GPS này các ông bố bà mẹ có thể xác định vị trí của con thông qua những điện thoại thông minh mà họ sử dụng.

Thiết bị GPS này có thể được thiết kế độc lập hoặc tích hợp vào điện thoại và đồng hồ. Điện thoại GPS cho trẻ con, ngoài chức năng định vị thì điện thoại này còn có khả năng lưu 3-5 số, đây sẽ là những số cần thiết nhất được cài mặc định để trẻ liên lạc (gọi/gửi tin nhắn) khi cần thiết. Ở điện thoại này có 1 nút lad SOS, ấn nút này thì trẻ sẽ gọi đến các số trong danh bạ (3-5 số), nó tự chuyển qua lần lượt các số khi cho đến khi có bất kỳ số nào nhấc máy.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat

4. Đi học theo nhóm và mặc đồng phục

Thông thường thì ở các trường tiểu học thầy cô sẽ chia các em thành những nhóm nhỏ, dựa vào khu vực nơi các em sống, nhóm nhỏ này có các độ tuổi từ bé đến lớn, các em sẽ được thiết lập nhóm (thông thường từ 5-7 em/nhóm). Các em sẽ tập trung tại một nơi gần nhà các em nhất và đi học cùng với nhau. Sẽ có một con đường chính dẫn đến trường, và các nhóm sẽ được hướng dẫn đi từ nơi tập trung ra con đường chính ấy để cùng đi với các nhóm khác. Sở dĩ trong nhóm có các độ tuổi để các anh chị lớn có thể hỗ trợ các em nhỏ, người dẫn đầu thường hay cầm một lá cờ để các thành viên trong nhóm nhận ra. Lúc đi về cũng vậy.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
Trẻ em Nhật đi học theo nhóm và mặc đồng phục. (Ảnh: Báo mới)

Quan sát các em học sinh Nhật đến trường, người ta sẽ chỉ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm lớp, các trường khác nhau dựa vào mũ, đồng phục hoặc là cặp. Lý do là vì nền giáo dục Nhật muốn tạo ra sự bình đẳng đối với người học, việc mang những đồng phục trên giúp các em tiết kiệm thời gian cho việc lựa chọn phục trang, hay quá sa đà vào những việc làm đẹp, tạo sự nổi bật cho bản thân, vì đây chưa phải thời điểm thích hợp cho việc gây ấn tượng về vẻ bề ngoài, mà chỉ nên chú ý tập trung vào việc học.

5. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương

Giữa nhà trường và gia đình luôn có sự liên hệ chặt chẽ, khi có bất kỳ biểu hiện nào của con ở trường như (con đi học trễ, tự tách nhóm, không đến trường…) thì ngay lập tức được thông báo đến phụ huynh.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat
cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat

Trong việc hỗ trợ các em đến trường, sẽ có những phụ huynh tình nguyện tham gia đồng hành cùng các em, nững phụ huynh này sẽ đứng rải rác dọc con đường các em đến lớp để hỗ trợ khi các em cần, khi tham gia vào việc hỗ trợ này, phụ huynh hoặc tình nguyện viên thường cầm cờ, mặc áo đồng phục trường để các em dễ dàng nhận ra.

Yêu thương con cái không đồng nghĩa với việc giữ con luôn ở cạnh mình, hãy cho con một khoảng không gian với những mối quan hệ xã hội lành mạnh, để con có cơ hội phát huy hết khả năng của bản thân. Bảo vệ con bằng cách dạy con những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Lưu ý: Những thiết bị hỗ trợ trẻ em ở Nhật hoàn toàn có thể được áp dụng tại Việt Nam.

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat Từ vụ bé 9 tuổi bị sát hại, mẹ Việt ở Nhật mách nhau cách dạy con

Vì không thể dạy con nhận biết được kẻ xấu nên chị Bích Nguyệt nhắc đi nhắc lại với con nguyên tắc: 'Con không được ...

cau chuyen ve su tu lap va an toan cua tre em nhat 5 cách dạy con của mẹ Nhật khiến mẹ Tây cũng phải thán phục

Trong khi các phụ huynh Mỹ sẵn sàng kêu ca, than phiền với bất cứ ai về việc họ khổ sở thế nào trong việc ...

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City