Cấu trúc và vấn đề thời sự mà học sinh cần lưu ý trong đề thi Ngữ văn THPT 2021

Đề thi tham khảo môn Ngữ văn năm nay có cấu trúc quen thuộc, gồm hai đọc hiểu và làm văn. Bên cạnh đó, một số vấn đề thời sự gần gũi, nhân văn có thể sẽ được lồng ghép trong đề thi năm nay.

Cấu trúc đề thi Ngữ văn THPT 2021 

Vào ngày 31/3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong đó, Ngữ văn là môn thi duy nhất được đưa ra dưới hình thức tự luận. 

Chia sẻ với VOV, TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết cho biết, cấu trúc đề thi Văn THPT tham khảo năm nay không có thay đổi mới so với các năm về trước. Thời gian làm bài của thí sinh là 120 phút. Cấu trúc vẫn gồm hai phần chính là đọc hiểu và làm văn. Đây là cấu trúc đề thi quen thuộc, phù hợp với tâm lý và nhận thức của học sinh.

Cấu trúc và vấn đề thời sự mà học sinh cần lưu ý trong đề thi Ngữ văn THPT 2021 - Ảnh 1.

Đề thi tham khảo môn Ngữ văn TPPT 2021 (Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Về phần đọc hiểu, đề đưa ngữ liệu là đoạn thơ trích trong bài “Miền Trung” của nhà thơ Hoàng Trần Cương, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông. Tiếp đến là 4 câu hỏi đọc hiểu, phân loại theo các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Câu hỏi số 1 yêu cầu nhận biết về một yếu tố nhận thức của ngữ liệu. Câu 2 lại đòi hỏi nhận biết về yếu tố nội dung của ngữ liệu. Câu hỏi số 3 hướng đến mức độ vận dụng và thông hiểu của học sinh về ngữ liệu đưa ra. Câu số 4 mang tính chất tổng hợp, vận dụng cao. 

So với đề thi chính thức các năm qua thì đề thi tham khảo môn Ngữ văn năm nay có một chút thay đổi trong câu 4 phần đọc hiểu. Ở các năm trước, câu 4 thường yêu cầu học sinh rút ra một thông điệp ý nghĩa cho bản thân thông qua ngữ liệu cho trước. Trong khi đó, đề thi tham khảo năm nay yêu cầu nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích. Sự thay đổi này được đánh giá là phù hợp, đảm bảo kiến thức cơ bản và không có kiến thức thuộc nội dung giảm tải. 

"Nhìn chung, với cấu trúc quen thuộc, mức độ các câu hỏi vừa sức, có xu hướng giảm tải khá rõ khi gia tăng câu hỏi nhận biết so với các kì thi THPT quốc gia trước đây, phần đọc hiểu sẽ là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quỹ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài", cô Tuyến nhận định.

Cấu trúc và vấn đề thời sự mà học sinh cần lưu ý trong đề thi Ngữ văn THPT 2021 - Ảnh 2.

Ảnh: VTV.vn

Phần làm văn có hai câu là nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về đoạn ngữ liệu được đưa ra trước đó. Còn câu nghị luận văn học có đề bài khá rành mạch, yêu cầu phân tích hình tượng sông Hương qua đoạn văn cho sẵn trong bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, học sinh sẽ đưa ra nhận xét về tính trữ tình trong bút ký của tác giả. Với câu hỏi này, người làm bài có thể xác định rõ ràng các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, đồng thời gắn kết được nội dung và nghệ thuật trong quá trình phân tích đoạn trích. 

Những vấn đề thời sự có thể đưa vào đề thi môn Ngữ văn năm nay 

Với câu hỏi nghị luận xã hội, học sinh nên chú ý đến các vấn đề thời sự xã hội gần gũi, có tính nhân văn, thiết thực… để có thể đưa vào làm dẫn chứng cho bài viết thêm chiều sâu. 

Vì thế, các em có thể dành dành thời gian để theo dõi, cập nhật các vấn đề thời sự trên báo chí, truyền hình trong thời gian qua. Chẳng hạn như tình người trong đại dịch COVID-19 (thể hiện thông qua các hành động: Làm máy “ATM gạo” miễn phí, quyên góp khẩu trang y tế, giải cứu nông sản cho người dân ở vùng tâm dịch, sinh viên ngành y tế tình nguyên tham gia công tác phòng chống dịch bệnh); cứu trợ miền Trung ngập lụt; hay mới đây là hành động của “người hùng” cứu cháu bé rơi từ tầng 12 chung cư...

Cấu trúc và vấn đề thời sự mà học sinh cần lưu ý trong đề thi Ngữ văn THPT 2021 - Ảnh 3.

Người dân xếp hàng trước "ATM gạo" (Ảnh: VnExpress)

 

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.